• READ A BOOK: Quý phụ huynh vào chuyên mục KHÓA HỌC/READ A BOOK để nhận link/pass ZOOM tham gia buổi học cho bé lúc 20:30 - 21:15 hằng ngày.

Nghiêm Khắc hay Bạo Lực Với Trẻ: Phân Biệt và Hiểu Rõ Hơn

Notes 
  • Thread starter Thread starter BuddyUp
  • Start date Start date
  • Replies 0
  • Views 64

BuddyUp

Administrator
Staff member
Joined
20/7/24
Bài viết
1,591
Reaction score
0
Points
36

Nghiêm Khắc hay Bạo Lực Với Trẻ: Phân Biệt và Hiểu Rõ Hơn​

Trong giáo dục, sự nghiêm khắc thường được coi là cần thiết để xây dựng kỷ luật cho trẻ, giúp các em rèn luyện ý thức và thái độ đúng đắn trong học tập, công việc, và cuộc sống. Tuy nhiên, ranh giới giữa nghiêm khắc và bạo lực lại rất mỏng manh và dễ bị nhầm lẫn.
buddyup-nghiemkhachaybaolucvoitre.jpg

Nghiêm khắc không cần đến đòn roi hay lời nói thô bạo. Nghiêm khắc không phải là việc xúc phạm danh dự hay làm tổn thương tinh thần trẻ. Đôi khi, chúng ta thấy khó phân biệt giữa nghiêm khắc và bạo lực tinh thần, giống như sự khác biệt giữa tự tin và tự cao. Người trong cuộc có thể không nhận ra, nhưng những người xung quanh lại cảm nhận rõ rệt và phải chịu đựng hậu quả.

Sự nghiêm khắc thực sự nên xuất phát từ trái tim. Đó là sự nghiêm khắc đến từ thái độ, biểu cảm – từ cách ta đứng, cách ta nói, cử chỉ, ánh mắt, hay thậm chí là sự im lặng đầy uy nghiêm. Có lúc, sự nghiêm khắc còn thể hiện qua những giọt nước mắt, khi sự đau lòng và lo lắng của cha mẹ trở thành thông điệp mạnh mẽ hơn bất cứ lời nói hay hành động nào.

Tôi không ủng hộ việc sử dụng đòn roi như một phương pháp giáo dục thường xuyên, vì nó chỉ là giải pháp tạm thời và không thể giải quyết gốc rễ vấn đề. Khi trẻ đã quen với đòn roi, lần sau phải đánh mạnh hơn mới có tác dụng, giống như việc lờn thuốc kháng sinh. Điều này chỉ khiến trẻ sợ hãi, mà sợ hãi và hiểu biết là hai khái niệm rất khác nhau.

Tuy nhiên, trong những tình huống nguy hiểm đến tính mạng, việc sử dụng đòn roi để nhắc nhở trẻ “nhớ đời” có thể được chấp nhận, như khi trẻ băng qua đường không quan sát, leo trèo nguy hiểm, hay tắm sông suối mà không có người lớn.

Nghiêm khắc phải đi đôi với gương mẫu. Trẻ học qua quan sát, qua cách người lớn hành xử. Bạn muốn trẻ tập thể dục? Hãy tự mình tập luyện. Bạn muốn trẻ không uống nước ngọt? Hãy chọn nước lọc và uống cùng trẻ, vì kỹ năng ra quyết định và sự quyết đoán của trẻ còn rất non nớt. Muốn trẻ đọc sách, chơi nhạc cụ, hay học ngoại ngữ? Hãy đồng hành cùng trẻ ngay từ những bước đầu tiên, và cố gắng tạo nên một môi trường tích cực và đầy cảm hứng.

Và nếu sau tất cả, trẻ vẫn “hư”, có lẽ đôi khi biện pháp cuối cùng là nước mắt. Nước mắt của cha mẹ, giọt nước mắt chân thành và tràn đầy tình thương, có thể tạo ra sự thay đổi lớn lao hơn bất cứ hình thức trừng phạt nào. Tôi tin rằng, sự yếu đuối nhân văn – lòng biết ơn, sự tôn trọng, và tình thân – chính là nền tảng cho một cuộc sống thành công và hạnh phúc.

Chúc cho những ai biết trân trọng cha mẹ, hiếu thảo với người sinh thành, sẽ luôn gặp thuận lợi trong cuộc sống!
 

Bình luận bằng Facebook

Top Bottom