- Joined
- 20/7/24
- Bài viết
- 1,339
- Reaction score
- 0
- Points
- 36
Biến cố Nhâm Ngọ ở Triều Tiên và pha cõng rắn cắn gà nhà của Vương hậu Myeongseong.
Biến cố Nhâm Ngọ (Imo Incident) năm 1882 là một cuộc khủng hoảng chính trị – quân sự nghiêm trọng cuối thời Joseon, vốn bắt nguồn từ sự bất mãn của quân đội truyền thống trước sự phân biệt đối xử so với quân đội mới do phe thân Nhật kiểm soát. Từ một cuộc binh biến nhỏ đã nhanh chóng lan rộng thành phong trào bạo lực trên toàn quốc, buộc triều đình Joseon phải cầu viện đến quân Mãn Thanh để dẹp loạn. Hậu quả là, nhà Thanh đã ép nhà Joseon cắt tô giới để đền ơn và ký một loạt hiệp ước bất bình đẳng khác.
Bối cảnh :
Năm 1873, vua Gojong đích thân lên quản lý triều đình, chấm dứt thời kỳ nhiếp chính của bố đẻ là Heungseon Đại viện quân. Ba năm sau, Joseon bị người Nhật ép phải ký vào bản Hiệp ước Ganghwa, chấm dứt hàng thế kỷ “bế quan tỏa cảng”. Đến năm 1882, lại lần lượt ký hiệp ước thương mại với Anh và Mỹ, tạo điều kiện cho thế lực ngoại quốc ồ ạt tràn vào.
Bấy giờ triều đình và hậu cung nằm trong tay của phe Minbi (Mẫn phi), đã dẹp bỏ toàn bộ chính sách thời Đại viện quân. Bà ta tuyên bố theo đuổi con đường "khai hóa tự cường", mô phỏng Phong trào Dương vụ của nhà Thanh: lập Tongrigimu Amun – một cơ quan tương tự Tổng lý nha môn bên Trung Quốc, đồng thời cử sứ bộ sang Trung – Nhật để học hỏi văn minh phương Tây.
Năm 1881, Vương phi cho lập quân đội mới tên là Byeolgigun (Biệt kĩ quân), giao cho cháu trai là Min Yeong-ik chỉ huy, thuê luôn cả sĩ quan Nhật đến huấn luyện. Chính sách cải cách thân Nhật và mở cửa này khiến cho Đại viện quân lẫn phần đông người dân bất bình.
Người Nhật nhân cơ hội luồn sâu vào chính trường Triều Tiên. Phe Minbi cũng tranh thủ thâu tóm quyền lực, nâng đỡ người thân cận. Các nhân vật chủ chốt như Min Gyeom-ho, Min Tae-ho, Heungin-gun đều dính vào phốt tham nhũng, trong khi quan lại địa phương thì bóc lột thô bạo người dân. Cung đình thì sa đọa, mỗi đêm yến tiệc dâm lạc, đào hát, phù thủy, nghệ sĩ ca múa tưng bừng như chợ hội... Sau khi sinh hạ Thế tử Yi Gak, Min phi còn yêu cầu cúng tế khắp 12.000 đỉnh núi Geumgang, mỗi nơi dâng một thạch gạo, một tấm vải, một nghìn đồng tiền – tốn kém vô cùng. Còn bọn thương nhân Nhật lợi dụng Hiệp ước Ganghwa để thu gom lương thực với giá rẻ, đẩy Triều Tiên vào khủng hoảng xã hội.
Ở trong quân đội, binh sĩ kiểu cũ như Muuingyeong (Vũ vệ doanh) và Jangoyeong (Tráng ngự doanh) thì bị nợ lương hơn một năm, trong khi Byeolgigun vừa được cấp trang bị hiện đại lại còn cho đãi ngộ cao. Lòng căm phẫn âm ỉ trong quân ngũ lan rộng, và họ khinh miệt gọi quân đội mới là “Wae Byeolgi” tức “Biệt kỹ Oa”.
Diễn biến :
Ngày 23 tháng 7 năm 1882, binh lính thuộc Ngũ doanh tại kinh thành đã bị nợ lương thực tới 13 tháng liên tục, bèn cùng nhau tụ tập kêu gào, gây náo loạn trong kinh thành Hanyang. Dù Sunhyecheong (cơ quan phát lương thực) đã phân phát gạo trắng vừa vận chuyển đến kinh thành, nhưng trong gạo lại trộn lẫn với sạn, cám và tạp chất, không thể nào ăn được. Binh sĩ tranh cãi với viên quan giữ kho lương, và xung đột nổ ra từ đó.
Podocheong định bắt giữ và xử chém bốn binh sĩ cầm đầu là Kim Chun-yeong, Yu Bok-man, Jeong Ui-gil và Gang Myeong-jun. Sự phẫn nộ không còn có thể kiểm soát, binh sĩ kết hợp với dân chúng phát động bạo loạn, phá hủy Sunhyecheong, đốt phá nhà các ngoại thích quyền quý như Min Gyeom-ho, Min Tae-ho, Han Gyu-jik, chiếm kho vũ khí, tấn công Podocheong, rồi kéo đến bao vây cung Unhyeon – phủ đệ của Heungseon Đại viện quân, yêu cầu ông đứng ra chủ trì công đạo.
Cùng lúc đó, các toán dân quân khác cũng tấn công Tòa công sứ Nhật Bản, xử tử các huấn luyện viên của Biệt Kỹ quân (Byeolgigun), đồng thời mở kho phát lương thực cứu đói.
Ngày 24 tháng 7, quân dân tràn vào cung Changdeok, g.iết Min Gyeom-ho cùng Heungin quân Yi Choe-yeong đang ẩn náu trong cung, đồng thời truy lùng Min phi. Nhưng nàng ta đã nhanh trí cải trang thành cung nữ trốn ra ngoài. Công sứ Nhật là Hanabusa Yoshimoto cùng tùy tùng cũng bỏ chạy về Jemulpo (nay là Incheon), trước khi được một chiến hạm Anh cứu đưa về nước.
Ngày 25 tháng 7, vua Gojong triệu Đại viện quân vào cung để trao quyền điều hành triều chính. Đại viện quân, trong một nỗ lực ổn định tình hình, tuyên bố rằng Min phi đã chết và sẽ tổ chức quốc tang. Nhờ đó, quân dân mới chịu hạ vũ khí và rút khỏi hoàng cung.
Sau khi lên nắm quyền, Đại viện quân đàn áp các phe ngoại thích và quan lại tham nhũng, bãi bỏ toàn bộ chính sách của phe Minbi, tái lập chính sách bế quan. Người Nhật lấy cớ tòa công sứ bị đốt phá và kiều dân bị giết để điều quân sang Joseon, gây ra căng thẳng ngoại giao nghiêm trọng.
Min phi lúc này đang lánh nạn ở Janghowon và Hanabusa Yoshimoto (đã về đến Nagasaki) lần lượt yêu cầu hai nước Thanh - Nhật đưa quân sang Triều Tiên. Một viên quan thuộc phái Minbi là Kim Yun-sik được cử đi sứ nhà Thanh, yêu cầu đưa quân sang Triều Tiên để đối phó với Đại viện quân và người Nhật.
Trong bối cảnh bị phương Tây áp lực, triều đình nhà Thanh cũng muốn củng cố quyền kiểm soát với nước chư hầu cuối cùng còn lại này. Kim Yun-sik và Eo Yun-jung, hai sứ giả của nhà Joseon, tố cáo Đại viện quân là “thủ phạm gây ra Biến cố Nhâm Ngọ”, thúc giục bắt giữ ông ta. Tổng đốc Lưỡng Quảng là Trương Thụ Thanh và Tổng đốc Trực Lệ là Lý Hồng Chương dâng sớ kiến nghị triều đình cử Ngô Trường Khánh, làm Đại thần phụ trách sự vụ Triều Tiên, dẫn quân đổ bộ tại Nanyang, và vào ngày 12 tháng 7 âm lịch, đội quân 3.000 người do Ngô Trường Khánh và Mã Kiến Trung chỉ huy đã nhanh chóng tiến vào Hanyang trước khi quân Nhật kịp đến. Sang ngày 12 tháng 8, Hanabusa Yoshimoto cũng dẫn theo quân Nhật trở lại Hanyang, ép nhà Joseon bồi thường tổn thất và chấp thuận cho quân Nhật đồn trú tại đây.
Sau khi tiếp xúc với quân Nhật, các quan viên nhà Thanh tới gặp Đại viện quân vào ngày 25 tháng 8. Mã Kiến Trung trấn an rằng sẽ không bắt ông, đồng thời mời đến đáp lễ. Đại viện quân biết là có điều bất ổn nhưng không thể không đi. Hôm sau, khi đến phó hội, ông ta mới hỏi họ Mã rằng: “Tướng quân định học theo chuyến du ngoạn đến Vân Mộng chăng?” (ám chỉ tích Lưu Bang lấy cớ du ngoạn Vân Mộng để bắt Hàn Tín). Ngay lúc đó, Viên Thế Khải – phó sứ Triều Tiên – lập tức ra lệnh bắt giữ Đại viện quân, nhốt vào cỗ xe rồi đưa lên chiến hạm giải về Thiên Tân.
Quân Thanh sau đó tấn công doanh trại quân nổi dậy ở ngoại ô Hanyang, bắt hơn 170 người, xử trảm tại chỗ 11 người gồm binh sĩ nổi loạn và thuộc hạ của Đại viện quân, rồi tiếp tục xử tử thêm nhiều người khác, tình hình mới tạm lắng.
Biến cố Nhâm Ngọ chỉ kéo dài được 33 ngày trước khi bị trấn áp bởi thế lực ngoại bang do chính quốc mẫu của họ rước về. Đại viện quân bị đưa ông về Thiên Tân để thẩm vấn, sau đó giam tại Trực Lệ. Sau khi tống cổ được ông già chồng, Min phi trở lại nắm quyền cho đến tận khi bị người Nhật sát hại 13 năm sau đó. Ngày 30 tháng 8, Triều Tiên ký Hiệp ước Jemulpo về các điều khoản bồi thường và đồn trú cho người Nhật.
Sau Biến cố Nhâm Ngọ, triều đình Joseon đẩy mạnh công cuộc cải cách cận đại: thiết lập các cơ quan hành chính mới, huấn luyện quân đội kiểu Tây phương. Nhà Thanh cũng nhân lần can thiệp này mà buộc Joseon trai cho họ được quyền tài phán lãnh sự và quyền giám sát hải quan, đồng thời lập các tô giới tại Incheon, Wonsan và Busan (một kiểu phân lô bán nền).
Các sự kiện liên quan :
Trong Biến cố Nhâm Ngọ, người lính đã bảo vệ Min phi chạy khỏi hoàng cung là Hong Jae-hui được đổi tên thành Hong Gye-hun (Hồng Khải Huân).
13 người Nhật bị dân quân Triều Tiên sát hại, trong đó có Horimoto Reizo và Suzuki Kintaro, sau đó được thờ phụng trong đền Yasukuni tại Nhật Bản.
Việc Heungseon Đại viện quân bị bắt khiến Thuần thân vương Dịch Hoàn aka bố đẻ của vua Quang Tự – cảm thấy xót xa, nên ông phản đối việc giam giữ Đại viện quân, tuy nhiên Từ Hy thái hậu không nghe và Đại viện quân vẫn bị giam lỏng nghiêm ngặt tại Trực Lệ. Đây cũng có thể coi là một lời cảnh cáo của bà ta dành cho Dịch Hoàn.
Mãi đến năm 1885, vì Min phi lại chuyển sang chơi với người Nga, làm cho phía Trung Quốc bất mãn, nên mới quyết định trả Đại viện quân trở về để kiềm chế bà ta lại.
Sự việc Min phi bị ra khỏi cung cũng mở ra cơ hội cho dòng họ ngoại thích cũ Pungyang Jo (Phong Nhưỡng Triệu thị). Khi quân Thanh tiến vào Triều Tiên, Jo Nyeong-ha là cháu trai của Đại vương phi họ Jo đã liên hợp với quân Thanh nhằm bắt giữ Đại viện quân. Gia tộc Pungyang Jo nhờ đó mà phục hưng, Jo Nyeong-ha nắm lấy binh quyền, bắt tay với Min Tae-ho để đưa Kim Byeong-guk lên làm Tể tướng bù nhìn, còn họ đứng sau thao túng toàn bộ quốc chính. Đại vương phi họ Jo (tức Vương hậu Sinjeong) cũng hết sức cảm tạ ơn đức của thiên triều Đại Thanh.
Ảnh: Vua Gojong (giữa) trong cuộc đối đầu của cặp bố chồng – nàng dâu nhiều thị phi nhất xứ Joseon: Đại viện quân Yi Ha-sung và Vương hậu Myeongseong.
Biến cố Nhâm Ngọ (Imo Incident) năm 1882 là một cuộc khủng hoảng chính trị – quân sự nghiêm trọng cuối thời Joseon, vốn bắt nguồn từ sự bất mãn của quân đội truyền thống trước sự phân biệt đối xử so với quân đội mới do phe thân Nhật kiểm soát. Từ một cuộc binh biến nhỏ đã nhanh chóng lan rộng thành phong trào bạo lực trên toàn quốc, buộc triều đình Joseon phải cầu viện đến quân Mãn Thanh để dẹp loạn. Hậu quả là, nhà Thanh đã ép nhà Joseon cắt tô giới để đền ơn và ký một loạt hiệp ước bất bình đẳng khác.
Bối cảnh :
Năm 1873, vua Gojong đích thân lên quản lý triều đình, chấm dứt thời kỳ nhiếp chính của bố đẻ là Heungseon Đại viện quân. Ba năm sau, Joseon bị người Nhật ép phải ký vào bản Hiệp ước Ganghwa, chấm dứt hàng thế kỷ “bế quan tỏa cảng”. Đến năm 1882, lại lần lượt ký hiệp ước thương mại với Anh và Mỹ, tạo điều kiện cho thế lực ngoại quốc ồ ạt tràn vào.
Bấy giờ triều đình và hậu cung nằm trong tay của phe Minbi (Mẫn phi), đã dẹp bỏ toàn bộ chính sách thời Đại viện quân. Bà ta tuyên bố theo đuổi con đường "khai hóa tự cường", mô phỏng Phong trào Dương vụ của nhà Thanh: lập Tongrigimu Amun – một cơ quan tương tự Tổng lý nha môn bên Trung Quốc, đồng thời cử sứ bộ sang Trung – Nhật để học hỏi văn minh phương Tây.
Năm 1881, Vương phi cho lập quân đội mới tên là Byeolgigun (Biệt kĩ quân), giao cho cháu trai là Min Yeong-ik chỉ huy, thuê luôn cả sĩ quan Nhật đến huấn luyện. Chính sách cải cách thân Nhật và mở cửa này khiến cho Đại viện quân lẫn phần đông người dân bất bình.
Người Nhật nhân cơ hội luồn sâu vào chính trường Triều Tiên. Phe Minbi cũng tranh thủ thâu tóm quyền lực, nâng đỡ người thân cận. Các nhân vật chủ chốt như Min Gyeom-ho, Min Tae-ho, Heungin-gun đều dính vào phốt tham nhũng, trong khi quan lại địa phương thì bóc lột thô bạo người dân. Cung đình thì sa đọa, mỗi đêm yến tiệc dâm lạc, đào hát, phù thủy, nghệ sĩ ca múa tưng bừng như chợ hội... Sau khi sinh hạ Thế tử Yi Gak, Min phi còn yêu cầu cúng tế khắp 12.000 đỉnh núi Geumgang, mỗi nơi dâng một thạch gạo, một tấm vải, một nghìn đồng tiền – tốn kém vô cùng. Còn bọn thương nhân Nhật lợi dụng Hiệp ước Ganghwa để thu gom lương thực với giá rẻ, đẩy Triều Tiên vào khủng hoảng xã hội.
Ở trong quân đội, binh sĩ kiểu cũ như Muuingyeong (Vũ vệ doanh) và Jangoyeong (Tráng ngự doanh) thì bị nợ lương hơn một năm, trong khi Byeolgigun vừa được cấp trang bị hiện đại lại còn cho đãi ngộ cao. Lòng căm phẫn âm ỉ trong quân ngũ lan rộng, và họ khinh miệt gọi quân đội mới là “Wae Byeolgi” tức “Biệt kỹ Oa”.
Diễn biến :
Ngày 23 tháng 7 năm 1882, binh lính thuộc Ngũ doanh tại kinh thành đã bị nợ lương thực tới 13 tháng liên tục, bèn cùng nhau tụ tập kêu gào, gây náo loạn trong kinh thành Hanyang. Dù Sunhyecheong (cơ quan phát lương thực) đã phân phát gạo trắng vừa vận chuyển đến kinh thành, nhưng trong gạo lại trộn lẫn với sạn, cám và tạp chất, không thể nào ăn được. Binh sĩ tranh cãi với viên quan giữ kho lương, và xung đột nổ ra từ đó.
Podocheong định bắt giữ và xử chém bốn binh sĩ cầm đầu là Kim Chun-yeong, Yu Bok-man, Jeong Ui-gil và Gang Myeong-jun. Sự phẫn nộ không còn có thể kiểm soát, binh sĩ kết hợp với dân chúng phát động bạo loạn, phá hủy Sunhyecheong, đốt phá nhà các ngoại thích quyền quý như Min Gyeom-ho, Min Tae-ho, Han Gyu-jik, chiếm kho vũ khí, tấn công Podocheong, rồi kéo đến bao vây cung Unhyeon – phủ đệ của Heungseon Đại viện quân, yêu cầu ông đứng ra chủ trì công đạo.
Cùng lúc đó, các toán dân quân khác cũng tấn công Tòa công sứ Nhật Bản, xử tử các huấn luyện viên của Biệt Kỹ quân (Byeolgigun), đồng thời mở kho phát lương thực cứu đói.
Ngày 24 tháng 7, quân dân tràn vào cung Changdeok, g.iết Min Gyeom-ho cùng Heungin quân Yi Choe-yeong đang ẩn náu trong cung, đồng thời truy lùng Min phi. Nhưng nàng ta đã nhanh trí cải trang thành cung nữ trốn ra ngoài. Công sứ Nhật là Hanabusa Yoshimoto cùng tùy tùng cũng bỏ chạy về Jemulpo (nay là Incheon), trước khi được một chiến hạm Anh cứu đưa về nước.
Ngày 25 tháng 7, vua Gojong triệu Đại viện quân vào cung để trao quyền điều hành triều chính. Đại viện quân, trong một nỗ lực ổn định tình hình, tuyên bố rằng Min phi đã chết và sẽ tổ chức quốc tang. Nhờ đó, quân dân mới chịu hạ vũ khí và rút khỏi hoàng cung.
Sau khi lên nắm quyền, Đại viện quân đàn áp các phe ngoại thích và quan lại tham nhũng, bãi bỏ toàn bộ chính sách của phe Minbi, tái lập chính sách bế quan. Người Nhật lấy cớ tòa công sứ bị đốt phá và kiều dân bị giết để điều quân sang Joseon, gây ra căng thẳng ngoại giao nghiêm trọng.
Min phi lúc này đang lánh nạn ở Janghowon và Hanabusa Yoshimoto (đã về đến Nagasaki) lần lượt yêu cầu hai nước Thanh - Nhật đưa quân sang Triều Tiên. Một viên quan thuộc phái Minbi là Kim Yun-sik được cử đi sứ nhà Thanh, yêu cầu đưa quân sang Triều Tiên để đối phó với Đại viện quân và người Nhật.
Trong bối cảnh bị phương Tây áp lực, triều đình nhà Thanh cũng muốn củng cố quyền kiểm soát với nước chư hầu cuối cùng còn lại này. Kim Yun-sik và Eo Yun-jung, hai sứ giả của nhà Joseon, tố cáo Đại viện quân là “thủ phạm gây ra Biến cố Nhâm Ngọ”, thúc giục bắt giữ ông ta. Tổng đốc Lưỡng Quảng là Trương Thụ Thanh và Tổng đốc Trực Lệ là Lý Hồng Chương dâng sớ kiến nghị triều đình cử Ngô Trường Khánh, làm Đại thần phụ trách sự vụ Triều Tiên, dẫn quân đổ bộ tại Nanyang, và vào ngày 12 tháng 7 âm lịch, đội quân 3.000 người do Ngô Trường Khánh và Mã Kiến Trung chỉ huy đã nhanh chóng tiến vào Hanyang trước khi quân Nhật kịp đến. Sang ngày 12 tháng 8, Hanabusa Yoshimoto cũng dẫn theo quân Nhật trở lại Hanyang, ép nhà Joseon bồi thường tổn thất và chấp thuận cho quân Nhật đồn trú tại đây.
Sau khi tiếp xúc với quân Nhật, các quan viên nhà Thanh tới gặp Đại viện quân vào ngày 25 tháng 8. Mã Kiến Trung trấn an rằng sẽ không bắt ông, đồng thời mời đến đáp lễ. Đại viện quân biết là có điều bất ổn nhưng không thể không đi. Hôm sau, khi đến phó hội, ông ta mới hỏi họ Mã rằng: “Tướng quân định học theo chuyến du ngoạn đến Vân Mộng chăng?” (ám chỉ tích Lưu Bang lấy cớ du ngoạn Vân Mộng để bắt Hàn Tín). Ngay lúc đó, Viên Thế Khải – phó sứ Triều Tiên – lập tức ra lệnh bắt giữ Đại viện quân, nhốt vào cỗ xe rồi đưa lên chiến hạm giải về Thiên Tân.
Quân Thanh sau đó tấn công doanh trại quân nổi dậy ở ngoại ô Hanyang, bắt hơn 170 người, xử trảm tại chỗ 11 người gồm binh sĩ nổi loạn và thuộc hạ của Đại viện quân, rồi tiếp tục xử tử thêm nhiều người khác, tình hình mới tạm lắng.
Biến cố Nhâm Ngọ chỉ kéo dài được 33 ngày trước khi bị trấn áp bởi thế lực ngoại bang do chính quốc mẫu của họ rước về. Đại viện quân bị đưa ông về Thiên Tân để thẩm vấn, sau đó giam tại Trực Lệ. Sau khi tống cổ được ông già chồng, Min phi trở lại nắm quyền cho đến tận khi bị người Nhật sát hại 13 năm sau đó. Ngày 30 tháng 8, Triều Tiên ký Hiệp ước Jemulpo về các điều khoản bồi thường và đồn trú cho người Nhật.
Sau Biến cố Nhâm Ngọ, triều đình Joseon đẩy mạnh công cuộc cải cách cận đại: thiết lập các cơ quan hành chính mới, huấn luyện quân đội kiểu Tây phương. Nhà Thanh cũng nhân lần can thiệp này mà buộc Joseon trai cho họ được quyền tài phán lãnh sự và quyền giám sát hải quan, đồng thời lập các tô giới tại Incheon, Wonsan và Busan (một kiểu phân lô bán nền).
Các sự kiện liên quan :
Trong Biến cố Nhâm Ngọ, người lính đã bảo vệ Min phi chạy khỏi hoàng cung là Hong Jae-hui được đổi tên thành Hong Gye-hun (Hồng Khải Huân).
13 người Nhật bị dân quân Triều Tiên sát hại, trong đó có Horimoto Reizo và Suzuki Kintaro, sau đó được thờ phụng trong đền Yasukuni tại Nhật Bản.
Việc Heungseon Đại viện quân bị bắt khiến Thuần thân vương Dịch Hoàn aka bố đẻ của vua Quang Tự – cảm thấy xót xa, nên ông phản đối việc giam giữ Đại viện quân, tuy nhiên Từ Hy thái hậu không nghe và Đại viện quân vẫn bị giam lỏng nghiêm ngặt tại Trực Lệ. Đây cũng có thể coi là một lời cảnh cáo của bà ta dành cho Dịch Hoàn.
Mãi đến năm 1885, vì Min phi lại chuyển sang chơi với người Nga, làm cho phía Trung Quốc bất mãn, nên mới quyết định trả Đại viện quân trở về để kiềm chế bà ta lại.
Sự việc Min phi bị ra khỏi cung cũng mở ra cơ hội cho dòng họ ngoại thích cũ Pungyang Jo (Phong Nhưỡng Triệu thị). Khi quân Thanh tiến vào Triều Tiên, Jo Nyeong-ha là cháu trai của Đại vương phi họ Jo đã liên hợp với quân Thanh nhằm bắt giữ Đại viện quân. Gia tộc Pungyang Jo nhờ đó mà phục hưng, Jo Nyeong-ha nắm lấy binh quyền, bắt tay với Min Tae-ho để đưa Kim Byeong-guk lên làm Tể tướng bù nhìn, còn họ đứng sau thao túng toàn bộ quốc chính. Đại vương phi họ Jo (tức Vương hậu Sinjeong) cũng hết sức cảm tạ ơn đức của thiên triều Đại Thanh.
Ảnh: Vua Gojong (giữa) trong cuộc đối đầu của cặp bố chồng – nàng dâu nhiều thị phi nhất xứ Joseon: Đại viện quân Yi Ha-sung và Vương hậu Myeongseong.