- Joined
- 20/7/24
- Bài viết
- 1,520
- Reaction score
- 0
- Points
- 36
Làng Giàn của chúng tôi phía nam nằm trọn con đường Trần Duy Hưng, Chủ tịch UBHC thủ đô từ thuở Việt nam dân chủ công hoà 1954-1977.
Bác sỹ Trần Duy Hưng.
Trần Duy Hưng sinh năm 1912 tại Hoè thị xã Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội, là một bác sĩ, Chủ tịch Ủy ban Hành chính đầu tiên và lâu nhất Hà Nội , Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Thứ trưởng Bộ Y tế Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cuộc đời ông luôn cống hiến hết mình cho nhân dân và đấy nước.Vốn thông minh lại cần cù học tập, năm 30 tuổi, ông đã trở thành bác sỹ rồi cùng em gái mở một bệnh viện tư tại phố Hàng Bông Thợ Nhuộm để chữa bệnh cứu người.
Ông là lãnh tụ của phong trào Hướng đạo sinh Bắc Kỳ dưới sự dẫn dắt của Hoàng Đạo Thúy. Sau Lễ quốc khánh 2/9/1945, Bác Hồ đã tìm đến tư gia, đề nghị ông làm Thị trưởng TP Hà Nội khi ông mới 33 tuổi. Ông luôn trung thành với lý tưởng cũng như mục đích sống của mình. Ông là Chủ tịch UB hành chính kháng chiến Hà Nội đầu tiên từ 8/1945-1946. Sau đó tiếp tục Chủ tịch UBHC Hà Nội từ 1954-1977.
Đường Trần Duy Hưng nối từ ngã tư đường Nguyễn Chí Thanh-Đường Láng đến ngã tư đường Trần Duy Hưng-Khuất Duy Tiến-Phạm Hùng, được đặt tên vào năm 1999, dài 2,5 Km
Nguyên thuỷ, đoạn đầu đường này là con đê bao chống lụt của Hà nội, được dân công các xã huyện Từ liêm xưa đắp năm 1965. Đê bao đi từ sông Tô lịch, vòng qua làng Giàn phía bắc (phố Trung Kính) phía tây (Mạc Thái Tông, Tú mỡ) chạy bao quanh Đài phát thanh Mễ trì. Mấy ai biết các di tích xưa đã tồn tại quanh con đường mới mở này ?. Tôi xin liệt kê cho lớp hậu sinh của làng và bà con đọc cho vui (sẽ biên tiếp cụ thể các di tích)
Nên nhớ câu ca "Thóc kẻ Giàn, Quan kẻ Mọc" và các đường Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Khu Trunh Hoà Nhân Chính, Nam Trung Yên xưa là cánh đồng ruộng mênh mông nhá.
1-Ở cầu Trung hoà ngày nay, xuôi về phía nam 150m xưa kia có cầu đỏ nối thẳng sang phố Láng trung cũ ( được làm 1964), Có ngôi miếu cổ đối diện 2 cây muỗm cổ thụ, gọi là miếu ông nghè Nguyễn Nhật Tráng (đỗ đầu khoa thi hội triều Lê 1595)...một hôm ông xin Vua về làng tảo mộ, nhưng bất ngờ Vua cần hỏi ông việc chính sự-bị nịnh thần tâu Ông tự ý bỏ về quê khép vào tội khi quân-Vua cả giận sai sứ cầm cờ " Tiền trảm hậu tấu" đi về làng. Ông từ xa thấy cờ biết sự chẳng lành bèn rút gươm tự sát. Lát sau có tướng phi ngựa về truyền lệnh tha, vì Vua đã tìm thấy tờ sớ ông xin nghỉ phép-người truyền lệnh tới thì Ông đã chết Vua xuống chiếu minh oan, lệnh cho làng Trung kính lập Miếu thờ nơi ông tự sát. Năm 1960 Tôi vẫn còn thấy di tích này, đã vẽ hiện trạng hồi đó (xem tranh minh hoạ). 2 cây muỗm cổ thụ mấy trăm năm bị chặt thập kỷ 1985 khi Hà nội tiến hành nạo vét, cải tạo sông Tô lịch.
2-Từ cầu đi vào cách 100m phía tay trái có cây gạo cổ thụ mấy trăm năm, bên đường, phía tay phải là khu nhà cấp 4, gọi là "Doanh trại miền nam" toàn bộ đội miền nam tập kết, sửa chữa ô tô quân đội các loại.
3-Ngã 3 Trần Duy Hưng-Trung Hoà. Nơi đây sát đường cái trên đi vào làng Giàn xưa, có quán Nhà Nghè, các Cụ xây để trấn mạch, ngăn dịch đau mắt phổ biến trên thôn Trung kính Thượng khỏi tràn về làng Giàn ?! Pháp xây Lô cốt (xem Hình vẽ) Lô cốt 3 ngăn tường bê tông dày 40cm, có bể nước ăn bên ngoài. Năm 1948 Ông nội tôi đi ăn cỗ bên Mọc về, tai điếc Pháp hô đứng lại không biết cứ đi, nên nó bắn chết. Năm 1966 Quân đội ta đổ thêm bê tông bên ngoài Lô cốt này làm hầm máy...Mồng 5 tết Mậu Thân 1968 Mỹ bắn quả tên lửa từ Hoà Binh tới, đạn nổ cách hầm 5m, nát tươm bụi chuối nguỵ trang
4-Ngõ 80 Trần Duy Hưng giao cắt với đầu ngõ 43 Trung Kính đậm đặc di tích cổ xưa
+Khu vực đất Chùa trong chính là nền chùa xưa chung của thôn Thượng thôn Hạ, quãng giữa đất này và đường cái dưới có gò đất nhỏ-chính là nền tháp chuông xưa (ngã 3 ngõ 43 Trung Kính)
+Xuôi theo Phố Trung Kính 100m gặp ngõ 110 Trần Duy Hưng tại nơi trước kia làm Trại chăn nuôi HTX) chợ tạm hiện nay. Khi xưa gọi là Khu Gò đường rộng 8 sào, trước kia là nền Đình chung của 2 thôn, sau này 2 thôn tách chùa+Đình riêng của mỗi thôn thì cụ Xuyên (bà nội tôi đã mua lại). Nay chính là khu vực chợ tạm+trước kia là Trại chăn nuôi HTX ta
+Đối diện khu Gò đường, phía đê bao xưa là khu Mả miễu xưa có quán gạch ba gian, để dân làng nghỉ khi đến làm các việc hiếu. Nay là khu vực của 2 trường cấp 1,2 Trung Hoà. Nói thêm Khi đức Hùng Nộn Công (thời Hùng vương thứ 18) đèn đóng quân ở Kính Chủ (thôn Trung Kính Thượng), lấy bà Cẩn nương người làng ta, có xây tư dinh ngoài cánh đồng để ở. Chỗ đó là nền đất cao gọi là Gò đường, cao trên 2,5m so với đồng ruộng, lổn nhổn gạch đá vỡ.
5-Giữa phố Trung Kính (bên số chẵn) và ngã tư Nguyễn Chánh và Tú Mỡ năm 1966-1968 là hai trận địa súng 12,7 yểm trợ hai trận địa pháo cao xạ 100mm Cót (đầu cầu 361 nay) Mọc (phía bắc cầu Mọc đường Nguyễn Ngọc Vũ nay).
6-Chùa ở cuối làng gần ngã 5 Trung kính Vũ phạm Hàm, Mạc Thái Tông. có từ rất xa xưa bằng chứng hiện có là quả chuông đúc năm 1692, Khánh đồng đúc 1839. hai bia đá khắc năm 1894 và 48 pho tượng Phật Mẫu Tổ. Chùa mang phong cách kiến trúc thế kỷ 18,19 thời nhà Nguyễn thống trị. Qua nhiều lần trùng tu, mới nhất là giai đoạn 1994-2004 quy mô chùa làm mới từ nhà tới tượng, trổ cửa mới hướng tây đón khách thập phương. Cổng chùa cũ và tam quan cũ hướng tây nam vẫn còn. Dân làng đề nghị bảo tồn và vẫn ra chùa theo lối đi cổng cũ này. Theo ngọc phả thì : Xưa làng có bà Cẩn nương người làng lấy ngài Hùng Nộn Bảo Quốc Công. Ngày 12/10 âm lịch Hùng Nộn công mất, được Vua ban làm Thành hoàng làng Giàn ta. An táng cho chồng xong bà Cẩn nương xuống tóc đi tu tại chùa làng, lúc đó chùa có tên Diên phúc tự. Những năm 1952 Tôi đã biết sư cụ Đàm Oanh có tướng mạo như đàn ông, chùa có đàn chó rất dữ tợn. Chùa cuối làng heo hút và nghèo khó. Chỉ có các ngày lễ thì mới có các Vãi đến lễ, mang theo thẻ hương, đĩa hoa quả hái vườn nhà. dăm cái oản nải chuối gọi là có chút thành tâm. Chiều tiếng chuông thu không ngân nga cả làng nghe rõ. Sư và chú tiểu trồng rau, cấy lúa áo nâu sồng.Hàng rào chùa ken đặc phòng lũ trẻ con ăn trộm mít, khế, nhãn, muỗm, ổi. Đến mùa thu hoạch bán cho cai lấy tiền chi tiêu
Trần Minh Hải, tự truyện.
-Nói thêm : Rìa tây, tây nam làng Giàn hân hạnh có phố Tú Mỡ (12/2018) và Anh hùng Đinh Núp+Phố Nguyễn Xuân Linh nối Trần Duy Hưng với Lê Văn Lương ở sau trường Astecfam (12/2019)
Bác sỹ Trần Duy Hưng.
Trần Duy Hưng sinh năm 1912 tại Hoè thị xã Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội, là một bác sĩ, Chủ tịch Ủy ban Hành chính đầu tiên và lâu nhất Hà Nội , Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Thứ trưởng Bộ Y tế Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cuộc đời ông luôn cống hiến hết mình cho nhân dân và đấy nước.Vốn thông minh lại cần cù học tập, năm 30 tuổi, ông đã trở thành bác sỹ rồi cùng em gái mở một bệnh viện tư tại phố Hàng Bông Thợ Nhuộm để chữa bệnh cứu người.
Ông là lãnh tụ của phong trào Hướng đạo sinh Bắc Kỳ dưới sự dẫn dắt của Hoàng Đạo Thúy. Sau Lễ quốc khánh 2/9/1945, Bác Hồ đã tìm đến tư gia, đề nghị ông làm Thị trưởng TP Hà Nội khi ông mới 33 tuổi. Ông luôn trung thành với lý tưởng cũng như mục đích sống của mình. Ông là Chủ tịch UB hành chính kháng chiến Hà Nội đầu tiên từ 8/1945-1946. Sau đó tiếp tục Chủ tịch UBHC Hà Nội từ 1954-1977.
Đường Trần Duy Hưng nối từ ngã tư đường Nguyễn Chí Thanh-Đường Láng đến ngã tư đường Trần Duy Hưng-Khuất Duy Tiến-Phạm Hùng, được đặt tên vào năm 1999, dài 2,5 Km
Nguyên thuỷ, đoạn đầu đường này là con đê bao chống lụt của Hà nội, được dân công các xã huyện Từ liêm xưa đắp năm 1965. Đê bao đi từ sông Tô lịch, vòng qua làng Giàn phía bắc (phố Trung Kính) phía tây (Mạc Thái Tông, Tú mỡ) chạy bao quanh Đài phát thanh Mễ trì. Mấy ai biết các di tích xưa đã tồn tại quanh con đường mới mở này ?. Tôi xin liệt kê cho lớp hậu sinh của làng và bà con đọc cho vui (sẽ biên tiếp cụ thể các di tích)
Nên nhớ câu ca "Thóc kẻ Giàn, Quan kẻ Mọc" và các đường Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Khu Trunh Hoà Nhân Chính, Nam Trung Yên xưa là cánh đồng ruộng mênh mông nhá.
1-Ở cầu Trung hoà ngày nay, xuôi về phía nam 150m xưa kia có cầu đỏ nối thẳng sang phố Láng trung cũ ( được làm 1964), Có ngôi miếu cổ đối diện 2 cây muỗm cổ thụ, gọi là miếu ông nghè Nguyễn Nhật Tráng (đỗ đầu khoa thi hội triều Lê 1595)...một hôm ông xin Vua về làng tảo mộ, nhưng bất ngờ Vua cần hỏi ông việc chính sự-bị nịnh thần tâu Ông tự ý bỏ về quê khép vào tội khi quân-Vua cả giận sai sứ cầm cờ " Tiền trảm hậu tấu" đi về làng. Ông từ xa thấy cờ biết sự chẳng lành bèn rút gươm tự sát. Lát sau có tướng phi ngựa về truyền lệnh tha, vì Vua đã tìm thấy tờ sớ ông xin nghỉ phép-người truyền lệnh tới thì Ông đã chết Vua xuống chiếu minh oan, lệnh cho làng Trung kính lập Miếu thờ nơi ông tự sát. Năm 1960 Tôi vẫn còn thấy di tích này, đã vẽ hiện trạng hồi đó (xem tranh minh hoạ). 2 cây muỗm cổ thụ mấy trăm năm bị chặt thập kỷ 1985 khi Hà nội tiến hành nạo vét, cải tạo sông Tô lịch.

2-Từ cầu đi vào cách 100m phía tay trái có cây gạo cổ thụ mấy trăm năm, bên đường, phía tay phải là khu nhà cấp 4, gọi là "Doanh trại miền nam" toàn bộ đội miền nam tập kết, sửa chữa ô tô quân đội các loại.
3-Ngã 3 Trần Duy Hưng-Trung Hoà. Nơi đây sát đường cái trên đi vào làng Giàn xưa, có quán Nhà Nghè, các Cụ xây để trấn mạch, ngăn dịch đau mắt phổ biến trên thôn Trung kính Thượng khỏi tràn về làng Giàn ?! Pháp xây Lô cốt (xem Hình vẽ) Lô cốt 3 ngăn tường bê tông dày 40cm, có bể nước ăn bên ngoài. Năm 1948 Ông nội tôi đi ăn cỗ bên Mọc về, tai điếc Pháp hô đứng lại không biết cứ đi, nên nó bắn chết. Năm 1966 Quân đội ta đổ thêm bê tông bên ngoài Lô cốt này làm hầm máy...Mồng 5 tết Mậu Thân 1968 Mỹ bắn quả tên lửa từ Hoà Binh tới, đạn nổ cách hầm 5m, nát tươm bụi chuối nguỵ trang
4-Ngõ 80 Trần Duy Hưng giao cắt với đầu ngõ 43 Trung Kính đậm đặc di tích cổ xưa
+Khu vực đất Chùa trong chính là nền chùa xưa chung của thôn Thượng thôn Hạ, quãng giữa đất này và đường cái dưới có gò đất nhỏ-chính là nền tháp chuông xưa (ngã 3 ngõ 43 Trung Kính)
+Xuôi theo Phố Trung Kính 100m gặp ngõ 110 Trần Duy Hưng tại nơi trước kia làm Trại chăn nuôi HTX) chợ tạm hiện nay. Khi xưa gọi là Khu Gò đường rộng 8 sào, trước kia là nền Đình chung của 2 thôn, sau này 2 thôn tách chùa+Đình riêng của mỗi thôn thì cụ Xuyên (bà nội tôi đã mua lại). Nay chính là khu vực chợ tạm+trước kia là Trại chăn nuôi HTX ta
+Đối diện khu Gò đường, phía đê bao xưa là khu Mả miễu xưa có quán gạch ba gian, để dân làng nghỉ khi đến làm các việc hiếu. Nay là khu vực của 2 trường cấp 1,2 Trung Hoà. Nói thêm Khi đức Hùng Nộn Công (thời Hùng vương thứ 18) đèn đóng quân ở Kính Chủ (thôn Trung Kính Thượng), lấy bà Cẩn nương người làng ta, có xây tư dinh ngoài cánh đồng để ở. Chỗ đó là nền đất cao gọi là Gò đường, cao trên 2,5m so với đồng ruộng, lổn nhổn gạch đá vỡ.
5-Giữa phố Trung Kính (bên số chẵn) và ngã tư Nguyễn Chánh và Tú Mỡ năm 1966-1968 là hai trận địa súng 12,7 yểm trợ hai trận địa pháo cao xạ 100mm Cót (đầu cầu 361 nay) Mọc (phía bắc cầu Mọc đường Nguyễn Ngọc Vũ nay).
6-Chùa ở cuối làng gần ngã 5 Trung kính Vũ phạm Hàm, Mạc Thái Tông. có từ rất xa xưa bằng chứng hiện có là quả chuông đúc năm 1692, Khánh đồng đúc 1839. hai bia đá khắc năm 1894 và 48 pho tượng Phật Mẫu Tổ. Chùa mang phong cách kiến trúc thế kỷ 18,19 thời nhà Nguyễn thống trị. Qua nhiều lần trùng tu, mới nhất là giai đoạn 1994-2004 quy mô chùa làm mới từ nhà tới tượng, trổ cửa mới hướng tây đón khách thập phương. Cổng chùa cũ và tam quan cũ hướng tây nam vẫn còn. Dân làng đề nghị bảo tồn và vẫn ra chùa theo lối đi cổng cũ này. Theo ngọc phả thì : Xưa làng có bà Cẩn nương người làng lấy ngài Hùng Nộn Bảo Quốc Công. Ngày 12/10 âm lịch Hùng Nộn công mất, được Vua ban làm Thành hoàng làng Giàn ta. An táng cho chồng xong bà Cẩn nương xuống tóc đi tu tại chùa làng, lúc đó chùa có tên Diên phúc tự. Những năm 1952 Tôi đã biết sư cụ Đàm Oanh có tướng mạo như đàn ông, chùa có đàn chó rất dữ tợn. Chùa cuối làng heo hút và nghèo khó. Chỉ có các ngày lễ thì mới có các Vãi đến lễ, mang theo thẻ hương, đĩa hoa quả hái vườn nhà. dăm cái oản nải chuối gọi là có chút thành tâm. Chiều tiếng chuông thu không ngân nga cả làng nghe rõ. Sư và chú tiểu trồng rau, cấy lúa áo nâu sồng.Hàng rào chùa ken đặc phòng lũ trẻ con ăn trộm mít, khế, nhãn, muỗm, ổi. Đến mùa thu hoạch bán cho cai lấy tiền chi tiêu

Trần Minh Hải, tự truyện.
-Nói thêm : Rìa tây, tây nam làng Giàn hân hạnh có phố Tú Mỡ (12/2018) và Anh hùng Đinh Núp+Phố Nguyễn Xuân Linh nối Trần Duy Hưng với Lê Văn Lương ở sau trường Astecfam (12/2019)