Văn phòng tứ bảo (文房四宝/Wénfángsìbǎo) là bốn vật dụng gắn bó mật thiết với nghệ thuật thư pháp, gồm: bút, nghiên, giấy và mực.
Bút (笔) Người Trung Quốc thường nói. "Mặc áo cũ nhưng phải dùng bút mới". Bút đứng hàng đầu vì không có bút tốt thì khó mà thể hiện được tài năng. Ngòi bút thư pháp chủ yếu được làm từ lông tơ của một số con vật (chim trĩ, thỏ, mèo...)。
Nghiên (砚) Nghiên có dạng như một miếng ngói đặt úp, có một chỗ trũng, trẹt để mài mực và chứa mực. Nghiên thường được chế tác bằng đá quý cẩm thạch. Bề mặt nghiên hơi nhám để mài mực, không rạn nứt. Nghiên tốt bao giờ mài cũng trơn và không nghe tiếng kêu.
Giấy (纸) Giấy là một trong tứ đại phát minh của người Trung Quốc. Vào thời Đông Hán (năm 105), hoạn quan Thái Luân (蔡伦) dùng vỏ cây, sợi gai, vải rách... nghiền nhỏ, cán thành tờ, chế tạo ra giấy. Đến thời Đường giấy đã hoàn chỉnh, người ta pha thêm hồ bột với nhựa cây, tạo ra giấy chắc hơn và dễ thấm mực.
Mực (墨) Chữ Hán của từ “mực” được thể hiện bằng một chữ “Hắc” (黑, đen) bên trên và chữ “Thổ” 土dưới, nói lên nguồn gốc chất liệu đầu tiên của sản phẩm này, đó là một loại đá đen tự nhiên hay bán một chút nước lên mặt nghiên, một tay giữ nghiên, tay kia cầm thỏi mực quay đều đặn, chầm chậm theo hình tròn cho tới khi mực sánh lại.