- Joined
- 20/7/24
- Bài viết
- 1,339
- Reaction score
- 0
- Points
- 36
NGHÊ THƯỜNG VŨ Y (霓裳羽衣)
—————————
Lần đầu tiên sau hơn 100 năm ngủ yên dưới những biến động lịch sử, 80 năm kể từ ngày nhà Nguyễn cáo chung, “ Nghê Thường Vũ Y “ triều Nguyễn mới thực sự được thức giấc gần như trọn vẹn như thuở nào đã từng tung bay nơi chốn kinh kỳ lầu son gác tía. Bộ trang phục được bạn Khẩu Cao Nhựt Phúc thực hiện trong 3 năm, tham khảo hơn 20 đầu tài liệu, 800 tấm hình đen trắng khác nhau và 10 lần thất bại. Tổng thể trang phục từ dáng dấp đến màu sắc hoa văn họa tiết, kết cấu bộ trang phục được tổng hợp từ nhiều nguồn ghi chép để cho ra được phiên bản cuối cùng nhằm phần nào phỏng dựng lại bộ trang phục hát này.
NGHÊ THƯỜNG VŨ Y (霓裳羽衣) là kiểu thức trang phục ca múa hoàng gia được mặc bởi các vũ sinh nam dưới triều Nguyễn.
Về tên gọi, căn cứ theo tập san Bulletin des amis du vieux Hue số 3 năm 1934 “ CÉRÉMONIAL D’AUTREFOIS POUR LE MARIAGE DES PRINCESSES D’ANNAM - LỄ CƯỚI CỦA CÁC CÔNG CHÚA AN NAM XƯA" Nghê thường vũ y (霓裳羽衣) xuất phát từ tích “Nghê Thường vũ y khúc” là điển tích điển cố gắn liền với giai thoại Đường Minh Hoàng -Lý Long cơ ngao du ở Nguyệt điện về rồi chế ra cho những người cung nữ múa hát.
Sách ghi:
“Vào một đêm Trung thu vua Đường Minh Hoàng thấy trăng sáng, mơ ước được đặt chân lên cung trăng thăm thú. Có đạo sĩ tên La Công Viễn có phép tiên mới dùng giải lụa trắng, hóa thành một chiếc cầu đưa nhà vua đến nguyệt điện. Trong điện lưu ly bấy giờ sáng rực. Những vị tiên cực kỳ xinh đẹp quấn váy thường nhiều màu , người mặc áo lông vũ , đang uyển chuyển múa hát theo tiếng nhạc. Đường Minh Hoàng càng nhìn càng ngây ngất. Khi trở về triều, Đường Minh hoàng vận dụng trí nhớ chế thành khúc "Nghê thường vũ y khúc" và trang phục để tập cho cung nữ trong triều múa hát. Rồi cứ thế, đến đêm rằm tháng tám, Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi cùng uống rượu dưới trăng, ngắm đoàn cung nữ múa hát khúc Nghê thường để tưởng như đang sống trong cung Quảng Hàn nơi Nguyệt Điện.”
Nghê (霓) "cầu vồng"; « arc-en-ciel »
Thường (裳) "vạt áo"; « jupon »
Vũ (羽) "lông vũ" « plumes » ; y (衣) "áo"« habit » , được làm từ lông vũ của các loài chim nhiều màu sắc và thường được gọi là mã-tiên 禡仙. “
( Nguyên văn : faits de plumes d’oiseaux multicolores et connus sous la dénomination vulgaire de ma-tien ).
Vì vậy nếu căn cứ theo tư liệu, thì kiểu vân kiên được gắn các dải tua tên gọi đúng chính là Mã tiên - là tên gọi mà những năm qua được gắn cho dạng áo lá gắn tua khoác ngoài mặc bởi các mạng phụ phu nhơn ( và đương nhiên loại áo đó tên là Áo Lá Tua)
“Nghê thường vũ y khúc” từng rất phổ biến dưới thời Đường. Tuy nhiên, sau nhiều biến loạn, khi triều đình nhà Đường dần suy vong, bài nhạc không còn được hưng thịnh như thuở nào. Nhưng dù vậy “ Nghê Thường vũ y ” vẫn được lưu truyền qua nhiều triều đại sau đó như một điển tích điển cố và ở mỗi triều đại đều có ” Nghê Thường Vũ Y” chỉ khác biệt là trong mỗi mốc thời gian mà một vương triều tồn tại, Nghê thường vũ y sẽ được mang dáng dấp đặc trưng của chính trang phục ở triều đại đó. Thông thường những bộ trang phục mang tên “Nghê Thường Vũ Y “ qua các triều đại , được mặc bởi các vũ công nhằm biểu trưng cho điệu múa đó được múa bởi các vị tiên từ Nguyệt điện.
Dưới triều Nguyễn cũng tồn tại một kiểu trang phục gọi là “Nghê thường vũ Y ‘’ được mặc bởi các vũ công nam khi biểu diễn các vũ khúc hoàng gia như : Lục cúng hoa đăng, Múa bài bông, Tam quốc tây du , Lục triệt hoa mã đăng,....hay những đồng ấu trong dàn nhạc hoàng gia , cầm quạt hầu trong các sự kiện trong triều đình , mang ý chỉ đó là những tiên đồng hiện điện trong các sự kiện quan trọng của hoàng gia.
Thông thường sẽ là các vũ công nam sẽ đội mão có chóp hoa sen ánh vàng, người vận áo mã tiên ( dạng vân kiên gắn các dải tua màu thêu hoa ). Áo hường ( tay áo có gắn mã đề tụ hay võ lừa cùng màu với quần) quần lục , thân dưới mặc quần giáp 4 lá, hạ giáp hình hổ phù trước sau, hai ống chân quấn xà cạp .
Tùy theo từng vũ khúc thì tổ hợp trang phục sẽ khác nhau : “Lục cúng hoa đăng” các vũ sinh sẽ cầm thêm hai đèn hoa sen trên tay, “Tam quốc quốc tây du “ và “Múa bài bông” thì có phần khác biệt là các vũ sinh sẽ đeo thêm cặp đèn lồng giấy vẽ hoa trên vai , tay cầm quạt trắng. Riêng “ Lục triệt hoa mã đăng “ thường được múa vào lễ Hưng Quốc khánh niệm dưới thời vua Khải Định. Trang phục tương tự như “Múa bài bông” nhưng được cưỡi ngựa thật, về sau khi thấy nhiều khó khăn trong việc quản lí khi múa nên Thanh Bình Thự đổi lại cho vũ sinh đội lốp ngựa giả..
Với sự đóng góp nhỏ nhoi này với nền văn hóa nước nhà nói chung và nhã nhạc cung đình Huế nói riêng thì trong tương lai hy vọng dần dần những bộ xiêm y lấp lánh sẽ lại được thức giấc , để không phải ngủ vùi mãi mãi trong quá khứ.
—————————
Lần đầu tiên sau hơn 100 năm ngủ yên dưới những biến động lịch sử, 80 năm kể từ ngày nhà Nguyễn cáo chung, “ Nghê Thường Vũ Y “ triều Nguyễn mới thực sự được thức giấc gần như trọn vẹn như thuở nào đã từng tung bay nơi chốn kinh kỳ lầu son gác tía. Bộ trang phục được bạn Khẩu Cao Nhựt Phúc thực hiện trong 3 năm, tham khảo hơn 20 đầu tài liệu, 800 tấm hình đen trắng khác nhau và 10 lần thất bại. Tổng thể trang phục từ dáng dấp đến màu sắc hoa văn họa tiết, kết cấu bộ trang phục được tổng hợp từ nhiều nguồn ghi chép để cho ra được phiên bản cuối cùng nhằm phần nào phỏng dựng lại bộ trang phục hát này.
NGHÊ THƯỜNG VŨ Y (霓裳羽衣) là kiểu thức trang phục ca múa hoàng gia được mặc bởi các vũ sinh nam dưới triều Nguyễn.
Về tên gọi, căn cứ theo tập san Bulletin des amis du vieux Hue số 3 năm 1934 “ CÉRÉMONIAL D’AUTREFOIS POUR LE MARIAGE DES PRINCESSES D’ANNAM - LỄ CƯỚI CỦA CÁC CÔNG CHÚA AN NAM XƯA" Nghê thường vũ y (霓裳羽衣) xuất phát từ tích “Nghê Thường vũ y khúc” là điển tích điển cố gắn liền với giai thoại Đường Minh Hoàng -Lý Long cơ ngao du ở Nguyệt điện về rồi chế ra cho những người cung nữ múa hát.

Sách ghi:
“Vào một đêm Trung thu vua Đường Minh Hoàng thấy trăng sáng, mơ ước được đặt chân lên cung trăng thăm thú. Có đạo sĩ tên La Công Viễn có phép tiên mới dùng giải lụa trắng, hóa thành một chiếc cầu đưa nhà vua đến nguyệt điện. Trong điện lưu ly bấy giờ sáng rực. Những vị tiên cực kỳ xinh đẹp quấn váy thường nhiều màu , người mặc áo lông vũ , đang uyển chuyển múa hát theo tiếng nhạc. Đường Minh Hoàng càng nhìn càng ngây ngất. Khi trở về triều, Đường Minh hoàng vận dụng trí nhớ chế thành khúc "Nghê thường vũ y khúc" và trang phục để tập cho cung nữ trong triều múa hát. Rồi cứ thế, đến đêm rằm tháng tám, Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi cùng uống rượu dưới trăng, ngắm đoàn cung nữ múa hát khúc Nghê thường để tưởng như đang sống trong cung Quảng Hàn nơi Nguyệt Điện.”
Nghê (霓) "cầu vồng"; « arc-en-ciel »
Thường (裳) "vạt áo"; « jupon »
Vũ (羽) "lông vũ" « plumes » ; y (衣) "áo"« habit » , được làm từ lông vũ của các loài chim nhiều màu sắc và thường được gọi là mã-tiên 禡仙. “
( Nguyên văn : faits de plumes d’oiseaux multicolores et connus sous la dénomination vulgaire de ma-tien ).
Vì vậy nếu căn cứ theo tư liệu, thì kiểu vân kiên được gắn các dải tua tên gọi đúng chính là Mã tiên - là tên gọi mà những năm qua được gắn cho dạng áo lá gắn tua khoác ngoài mặc bởi các mạng phụ phu nhơn ( và đương nhiên loại áo đó tên là Áo Lá Tua)
“Nghê thường vũ y khúc” từng rất phổ biến dưới thời Đường. Tuy nhiên, sau nhiều biến loạn, khi triều đình nhà Đường dần suy vong, bài nhạc không còn được hưng thịnh như thuở nào. Nhưng dù vậy “ Nghê Thường vũ y ” vẫn được lưu truyền qua nhiều triều đại sau đó như một điển tích điển cố và ở mỗi triều đại đều có ” Nghê Thường Vũ Y” chỉ khác biệt là trong mỗi mốc thời gian mà một vương triều tồn tại, Nghê thường vũ y sẽ được mang dáng dấp đặc trưng của chính trang phục ở triều đại đó. Thông thường những bộ trang phục mang tên “Nghê Thường Vũ Y “ qua các triều đại , được mặc bởi các vũ công nhằm biểu trưng cho điệu múa đó được múa bởi các vị tiên từ Nguyệt điện.

Dưới triều Nguyễn cũng tồn tại một kiểu trang phục gọi là “Nghê thường vũ Y ‘’ được mặc bởi các vũ công nam khi biểu diễn các vũ khúc hoàng gia như : Lục cúng hoa đăng, Múa bài bông, Tam quốc tây du , Lục triệt hoa mã đăng,....hay những đồng ấu trong dàn nhạc hoàng gia , cầm quạt hầu trong các sự kiện trong triều đình , mang ý chỉ đó là những tiên đồng hiện điện trong các sự kiện quan trọng của hoàng gia.
Thông thường sẽ là các vũ công nam sẽ đội mão có chóp hoa sen ánh vàng, người vận áo mã tiên ( dạng vân kiên gắn các dải tua màu thêu hoa ). Áo hường ( tay áo có gắn mã đề tụ hay võ lừa cùng màu với quần) quần lục , thân dưới mặc quần giáp 4 lá, hạ giáp hình hổ phù trước sau, hai ống chân quấn xà cạp .
Tùy theo từng vũ khúc thì tổ hợp trang phục sẽ khác nhau : “Lục cúng hoa đăng” các vũ sinh sẽ cầm thêm hai đèn hoa sen trên tay, “Tam quốc quốc tây du “ và “Múa bài bông” thì có phần khác biệt là các vũ sinh sẽ đeo thêm cặp đèn lồng giấy vẽ hoa trên vai , tay cầm quạt trắng. Riêng “ Lục triệt hoa mã đăng “ thường được múa vào lễ Hưng Quốc khánh niệm dưới thời vua Khải Định. Trang phục tương tự như “Múa bài bông” nhưng được cưỡi ngựa thật, về sau khi thấy nhiều khó khăn trong việc quản lí khi múa nên Thanh Bình Thự đổi lại cho vũ sinh đội lốp ngựa giả..

Với sự đóng góp nhỏ nhoi này với nền văn hóa nước nhà nói chung và nhã nhạc cung đình Huế nói riêng thì trong tương lai hy vọng dần dần những bộ xiêm y lấp lánh sẽ lại được thức giấc , để không phải ngủ vùi mãi mãi trong quá khứ.
Last edited: