• READ A BOOK: Quý phụ huynh vào chuyên mục KHÓA HỌC/READ A BOOK để nhận link/pass ZOOM tham gia buổi học cho bé lúc 20:30 - 21:15 hằng ngày.

Chân dung Việt Nam

Tài liệu 

BuddyUp

Administrator
Staff member
Joined
20/7/24
Bài viết
1,339
Reaction score
0
Points
36
Chợ Lớn, năm 1895, một người đàn ông đi bán kẹo trên phố.
buddy up - Những sự kiện thú vị trên thế giới

---------------------
Cochinchine-Cholon-Marchand de sucreries.
--------------------
Ảnh do André Salles chụp, đã được xử lý màu.
 

BuddyUp

Administrator
Staff member
Joined
20/7/24
Bài viết
1,339
Reaction score
0
Points
36
Hai cô gái thuộc gia đình khá giả ngồi trong khu vườn được trang trí bằng chum, vại, đôn sứ, cây cảnh, non bộ...rất đẹp, tác giả chú thích đây là "Thiên Đường Phật giáo" [paradis bouddhique], nhưng có thể đây là một ngôi chùa lớn, ảnh chụp năm 1914.
buddy up - Những sự kiện thú vị trên thế giới

----------------------
Tonkin , Indochine Deux jeunes filles de famille aisée assises dans un jardin , devant un « paradis bouddhique »
---------------------
Ảnh do Léon Busy chụp.
 

BuddyUp

Administrator
Staff member
Joined
20/7/24
Bài viết
1,339
Reaction score
0
Points
36
Quạt hòm làm sạch thóc sau khi đã phơi khô, ảnh chụp năm 1927.
buddy up - Những sự kiện thú vị trên thế giới

----------------
Vannage-nettoyage du Paddy fait à l'aide d'un tarare actionné par manivelle. Cet instrument est très répandu dans tout l'Extrême-Orient. A. Angladette.
----------------
Trước đây, sau khi phơi thóc được 3 nắng to, thóc khô, người ta phải làm sạch thóc và hạt lép, người nghèo dùng nia để sẩy, gặp cơn gió có thể đem cái thúng "rê" thóc [trút thóc ít một xuống cái thúng khác để lợi dụng sức gió tách hạt lép].

Quạt hòm được sử dụng bởi những gia đình có điều kiện, chỉ cần đổ thóc lên phễu nạp, dùng sức quay cần liên kết với những cánh quạt gỗ bên trong, mở cá hãm nằm ngay dưới phễu nạp để điều chỉnh lượng thóc chảy xuống [sức yếu mở ít, khỏe thì mở nhiều].

Có 2 máng chảy thóc, máng gần "miệng" quạt chứa thóc gọi là "lửng" [tức là chưa hẳn đã lép], máng thứ 2 chảy thóc đã làm sạch.
Ngày mùa, có khi cả làng mượn nhau quạt hòm, nhà này xong thì nhà khác đến khiêng về.

Note :
- Quạt hòm - Quạt này là dùng để làm sạch lúa khi đã phơi khô, rất quen thuộc của vùng nông thôn bắc bộ.
- Cấu tạo: phần lấy gió được làm phình to.bên trong có bốn cánh quạt ,khi quạt phải dùng tay quay tròn, càng mạnh thì gió càng nhiều.phía trên là phễu đổ lúa phơi đã khô ,dưới phễu có cửa chảy xuống được điều chỉnh bằng tay. Khi quạt hạt lép bay ra ngoài.hạt lửng chạy xuống dưới cửa xuống ngoài, hạt chắc chảy xuống cửa dưới trong.
- Phần xương quạt thường làm bằng gỗ xoan già ngâm kỹ tránh mối mọt, phần ván bịt bắt buộc phải làm bằng gỗ sung ngâm kỹ ( Vì gỗ sung nhẹ khi đã làm thì không cong vênh co ngót ). Quạt có bốn chân, hai thanh ngang rất chắc chắn, hai đầu thò ra ngoài khoảng một thước ta, được vuốt tròn để khi di chuyển hai người khiêng rất tiện.
- Thợ đóng quạt phải là thợ giỏi, quạt tốt là mõ phải nổ giòn đều như tiếng xe máy nổ bây giờ, và lúa ra phải sạch.
---------------------
Ảnh được xử lý mầu.
 

BuddyUp

Administrator
Staff member
Joined
20/7/24
Bài viết
1,339
Reaction score
0
Points
36
Những hình ảnh hiếm về quê hương quan họ Bắc Ninh thập niên 1890, được trích từ ấn phẩm “Cái nhìn về xứ Đông Dương, 1899” (Vues de l’Indo-Chine, 1899) xuất bản ở nước Pháp xưa.
buddy up - Những sự kiện thú vị trên thế giới


buddy up - Những sự kiện thú vị trên thế giới


buddy up - Những sự kiện thú vị trên thế giới


buddy up - Những sự kiện thú vị trên thế giới


buddy up - Những sự kiện thú vị trên thế giới


buddy up - Những sự kiện thú vị trên thế giới
 

BuddyUp

Administrator
Staff member
Joined
20/7/24
Bài viết
1,339
Reaction score
0
Points
36
2 người nông dân đang đứng cạnh vườn cà-phê gần Kẻ Sở [Phủ Lý, Hà Nam], tại thung lũng có tên là Créssonière, năm 1898.
----------------------
Tonkin. Près Kécheu. Plantation de caféïers dans le vallon de la Créssonière. Ảnh do André Salles chụp, đã được phục chế màu.
----------------------
buddy up - Những sự kiện thú vị trên thế giới

Vào khoảng năm 1857, nhận thấy thổ nhưỡng, khí hậu ở Việt Nam phù hợp để trồng cây cà phê, các giáo sĩ người Pháp đã mang những giống từ đảo Martinique và vùng Guyane thuộc Pháp ở châu Mỹ Latin về gieo trồng tại một nhà thờ ở Hà Nam, Quảng Bình.

Khi là Tổng trú sứ An Nam, Paul Bert, năm 1883, đã mời nhà thực vật nổi tiếng ở Pháp lúc đó là Benjamin Balansa sang miền Bắc nghiên cứu để trồng rau, quả, chăn nuôi để cung cấp cho đội quân người Pháp. Vùng đất mà B. Balansa nghiên cứu là Ba Vì và phụ cận. Giữa năm 1886, ông sang Java (Indonesia) mang về một số cây giống trong đó có cây cà phê. B. Balasa đã ươm thành công cà phê ở chân núi Ba Vì.

Từ kết quả đó, anh em nhà Guillaume đã liên doanh với Joseph Borel trồng trên đồn điền 25ha trong ở Kẻ Sở (Hà Nam). Đây là đồn điền cà phê đầu tiên ở Việt Nam.

Tiếp đó, năm 1890, Joseph Borel đã nhân giống rồi trồng trên nhiều đồn điền thuộc nhiều tỉnh khác ở miền Bắc.

Năm 1899, Marius Boret đã sang mua đất ở vùng Bất Bạt, Tùng Thiện để lập nên 13 đồn điền với diện tích rộng 2222,55ha. Năm 1901, ông bắt đầu trồng cà phê. Giống là những cây cà phê do B. Balanca mang về từ Java. Sau khi thu hoạch, ông cho chế biến ở Hà Nội, cung cấp cho người Pháp ở đây, số còn lại xuất khẩu sang châu Âu. Sau đó nhiều người Pháp khác đã đầu tư lập đồn điền trồng cà phê.

Cho đến cuối năm 1918, miền Bắc có khoảng 4.000ha cà phê thuộc 39 đồn điền chuyên canh và 74 đồn điền đa canh.
Vùng Chi Nê, Hòa Bình, là vùng núi đồi thấp, thổ nhưỡng phù hợp phát triển đối với cây cà phê đã trở thành trung tâm cà phê Bắc Kỳ và cả nước với những đồn điền cà phê như: Anh em Guillaume, Borel, Lévy, Roux, Schaller và các công ty nông nghiệp "công ty chợ Ghềnh, Công ty Lion, Công ty Yên Lại".

Sau đó, cây cà phê được mở rộng lên Tuyên Quang, vào các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình…

Ở Quảng Bình, trong một báo cáo của B. Balasa, năm 1898, “phía Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh lỵ của Quảng Bình, chúng tôi gặp được những người Công giáo ở làng Kẻ Bàng và Kẻ Sen, ở đây các nhà truyền đạo từ lâu đã trồng cây cà phê, sau đó một số đồn điền khác lấy giống từ đây. Một sĩ quan sống lâu năm gần đó cho biết những cây này thích hợp với thổ nhưỡng và khí hậu ở đây đến nỗi chúng tự sinh sôi, thậm chí ở một số nơi, người dân còn trồng làm hàng rào mà chẳng sử dụng đến trái cây...

Ở Đà Nẵng, ông C.Paris lập đồn điền cà phê Phong Lệ vào năm 1891, có diện tích khoảng 25 - 30ha, là đồn điền sớm nhất tại miền Trung. Khoảng năm 1896, khi ông C.Paris chuyển nhượng cho ông De Pongerville thì đồn điền này có 25.000 cây cà phê. Đến năm 1899, đồn điền đã có 4.200 cây cà phê được 8 năm tuổi (số còn lại là 7 năm, 6 năm, 5 năm và ít hơn 5 năm). Trước đó, từ năm 1884, cha xứ Maillard, quản xứ Phú Thượng [nay thuộc địa phận xã Hòa Sơn, quận Liên Chiểu] đã mua 250ha đất để lập đồn điền trồng chè và cà phê.

Tỉnh Quảng Bình nên được ưu tiên lựa chọn phát triển cây cà phê. Các chủ đồn điền sau này nên tận dụng kinh nghiệm của những người trồng trọt từ các nước khác, từ Java và nhất là Brazil…”.

Tuy nhiên, giống cà phê chè trồng ở miền Bắc và miền Trung do không phù hợp thổ nhưỡng, kỹ thuật canh tác còn hạn chế nên năng suất thấp, giảm dần từ 400 - 500kg/ha những năm đầu xuống còn 100 - 150kg/ha về sau.

Để cải thiện tình hình, năm 1908, người Pháp đã du nhập vào hai giống mới là cà phê vối ( C.robusta ) và cà phê mít ( C.mitcherrychia ) để thay thế. Giống này thích hợp hơn nên sinh trưởng tốt hơn. Theo đó, nhiều đồn điền mới được lập ở Hà Tĩnh (1910), Yên Mỹ (1911, Thanh Hóa), Nghĩa Đàn (1915, Nghệ An). Cà phê nhanh chóng trở thành loại cây có giá trị kinh tế hàng đầu và người Pháp không ngừng tìm cách để mở rộng diện tích, năng suất và sản lượng để tìm kiếm lợi nhuận.

Cây cà phê đến Tây Nguyên muộn hơn ở các tỉnh Bắc và Trung. Đến năm 1898, ông Camille Paris và ông Delignon mới chọn vùng đất bên con suối Joppau ở An Khê để lập đồn điền Đak Joppau [nay thuộc xã Cư An và Tân An, huyện Đak Pơ]. Tại đây, ông Paris lập các khu vườn để ươm hạt giống lấy từ vườn thực vật Buitenzorg ở Java (Indonesia). Đến ngày 10/2/1899, hơn nửa năm sau khi thành lập, đồn điền đã có 2.000 cây cà phê, 12.000 cây chè và khu vườn ươm.

Năm 1900, Công ty “Delignon và Cty” đã có diện tích 500ha để trồng cao su và cà phê.

Ở Buôn Mê Thuột, từ những năm cuối thế kỷ XIX, nhiều nhà thám hiểm và truyền giáo Pháp như Yersin, giám mục Cassaigne, linh mục Pierre Dourisboure đều nhận định ở đây rất thích hợp mở rộng các đồn điền cây công nghiệp. Song do nhiều khó khăn, đến trước thời điểm toàn quyền Đông Dương Paul Beau ra quyết định thành lập tỉnh Đắk Lắk (1904), Buôn Ma Thuột mới chỉ có vài nông trại nhỏ trồng thử nghiệm cà phê chè (arabia).

Mãi đến năm 1912 - 1914, Công ty Cao nguyên Đông Dương (CHPI) và Công ty Nông nghiệp An Nam (CADA) mới đầu tư trồng 260ha cà phê dọc Quốc lộ 21 (nay là Quốc lộ 26, đoạn từ TP Buôn Ma Thuột đến thị trấn Phước An). Đó là thời điểm cà phê được người Pháp chính thức trồng tập trung, quy mô lớn tại Buôn Ma Thuột.

Năng suất cà phê Buôn Ma Thuột thời kỳ này còn thấp, sản lượng chưa nhiều nhưng nhờ được trồng ở độ cao 400 -500m nên được đánh giá chất lượng thơm ngon, đậm đà, tự nhiên.
 

BuddyUp

Administrator
Staff member
Joined
20/7/24
Bài viết
1,339
Reaction score
0
Points
36
Làng Yên Sở, tỉnh Hà Đông xưa, một nghệ nhân đang tạc tượng Phật, hình chụp năm 1930.
buddy up - Những sự kiện thú vị trên thế giới

----------------------
Tonkin, province Hadong, Yen So : sculpteurs de Bouddha.
---------------------
Ảnh do Sở điện ảnh và nhiếp ảnh Đông Dương chụp, đã được xử lý màu.
 

BuddyUp

Administrator
Staff member
Joined
20/7/24
Bài viết
1,339
Reaction score
0
Points
36
Người mẹ và con gái chụp hình trong sân của một tư gia thuộc tầng lớp khá giả, Tết năm 1915 [Tết Ất Mão].
buddy up - Những sự kiện thú vị trên thế giới

---------------------
Tonkin , Indochine Une mère et sa fille debout , dans la cour intérieure d' une habitation de notable.
--------------------
Khung cảnh rất đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, 2 bên sân trồng 2 khóm quất đã cho quả, tư gia có cả đôn sứ, hòn non bộ. Phía trước mặt, qua bờ rào tre là ngôi nhà lá, hàng tre và những đống rơm.

Cô con gái tay cầm lọ hoa nhỏ, mặc áo Ngũ Thân, yếm đỏ [xưa con gái nhà giầu hoặc chưa chồng thường mặc yếm đỏ], người mẹ cũng trang phục như vậy nhưng yếm trắng.
----------------------
Ảnh do Léon Busy chụp.
 

BuddyUp

Administrator
Staff member
Joined
20/7/24
Bài viết
1,339
Reaction score
0
Points
36
Cô dâu trẻ trong ngày cưới ở Bắc Bộ, năm 1921.
Buddy Up - Chân dung Việt Nam

Bà là người hiếm hoi thời buổi đó có "ảnh cưới" do cuộc gặp tình cờ với nhiếp ảnh gia Léon Busy.

Bức ảnh cũng gửi gắm nhiều thông tin giá trị về trang phục của phụ nữ bình dân xưa trong ngày cưới. Khung cảnh làng quê trong ảnh thì bà con xã viên HTX mình đều thấy thân quen như mới hôm qua.
 

BuddyUp

Administrator
Staff member
Joined
20/7/24
Bài viết
1,339
Reaction score
0
Points
36
Chân dung một ông lý trưởng ở miền Bắc năm 1914. Ông tạo dáng bên điếu bát và một cậu bé bên cạnh chắp tay.
Buddy Up - Chân dung Việt Nam

Từ cái ghế, cái bàn, cái điếu, trang phục đều là tư liệu quý cho tổ Thủ công chúng mình trong việc tìm tòi, lưu trữ và thử nghiệm.
Ảnh: Léon Busy
 

BuddyUp

Administrator
Staff member
Joined
20/7/24
Bài viết
1,339
Reaction score
0
Points
36
Khu vực bến xe Kim Mã, Hà Nội, năm 1979.
Buddy Up - Chân dung Việt Nam
 

Bình luận bằng Facebook

Top Bottom