• READ A BOOK: Quý phụ huynh vào chuyên mục KHÓA HỌC/READ A BOOK để nhận link/pass ZOOM tham gia buổi học cho bé lúc 20:30 - 21:15 hằng ngày.

Những sự kiện quân sự Việt Nam

Tài liệu 

BuddyUp

Administrator
Staff member
Joined
20/7/24
Bài viết
1,496
Reaction score
0
Points
36
ĐẶC CÔNG VIỆT NAM ĐÃ XOÁ XỔ CĂN CỨ "MẮT THẦN" SIÊU BÍ MẬT CỦA MỸ NHƯ THẾ NÀO.

Ngày 12.3.1968, một căn cứ quân sự siêu bí mật của Mỹ đã bị một nhóm đặc công tinh nhuệ của Việt Nam diệt gọn. Căn cứ được đặt mã hiệu là "Lima 85”, đặt trên đỉnh núi Pa Thí (Lào) độ cao 1700m bao quanh bởi các vách đá dốc đứng - một vị trí chiến lược gần biên giới Việt Nam. Đây sẽ là căn cứ ra đa chiến lược, giúp điều khiển các chuyến bay ném bom của Mỹ vào miền Bắc nước ta.

Hà Nội chỉ cách Lima 85 khoảng 217km về phía đông bắc, vì thế căn cứ bí mật này có thể điều khiển chính xác các cuộc đánh bom vào thủ đô. Chỉ trong 6 tháng, căn cứ này đã chỉ huy khoảng từ 25 tới 55 các cuộc tấn công vào những mục tiêu tại miền bắc Việt Nam và Lào.

Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ có rất nhiều hoạt động trên đất Lào. Lào bị tàn phá trong cuộc nội chiến giữa những người theo chủ nghĩa bảo hoàng với đảng Pathet Lào được Việt Nam ủng hộ. Năm 1962, đã ký kết một hiệp định hòa bình, trong đó các lực lượng quân sự nước ngoài rút quân ra khỏi lãnh thổ Lào.

Nhưng tại Lào, Mỹ tiếp tục tăng viện trợ quân sự cho phe bảo hoàng và thực hiện một chiến dịch đánh bom bí mật trên diện rộng, được gọi là Chiến dịch không kích “Ống xoắn”, với các máy bay tại miền Nam Việt Nam và Thái Lan bay tới Lào để thực hiện nhiệm vụ.

CIA cũng tuyển mộ những người dân tộc địa phương, để đánh du kích bộ đội Pathet Lào. CIA cũng thiết lập một căn cứ trên vách đá dốc đứng của núi Pa Thí, một đỉnh núi thiêng của người Mông tạo ra một vị trí chiến lược gần biên giới Việt Nam. Đây sẽ là căn cứ ra đa chiến lược, giúp điều khiển các chuyến bay ném bom của Mỹ vào miền Bắc nước ta.

Mỹ trang bị cho căn cứ hệ thống radar chiến thuật TACAN, giúp cho các máy bay dò tìm mục tiêu, đặc biệt là bay trong điều kiện có tầm quan sát hạn chế hay bay đêm. Vào năm 1967, hệ thống này được nâng cấp với ăng ten TSQ-81 và hệ thống đánh bom từ xa, cho phép căn cứ điều khiển các phi vụ đánh bom từ xa của Mỹ.

Những nhân viên trong căn cứ được trang bị đầy đủ những loại vũ khí nhỏ, mặc cho hiệp định hòa bình đã ký kết trước đó. An ninh của căn cứ được bảo đảm bởi một tiểu đoàn quân người địa phương do CIA chỉ đạo và lực lượng quân cảnh biên giới Thái Lan triển khai xung quanh căn cứ trên núi. Có một con đường dốc xuống tới một bãi đáp dài 700m được sử dụng để luân chuyển nhân viên và cung cấp hậu cần với những chuyến bay hàng tuần bằng máy bay trực thăng CH-3.

Căn cứ Lima 85 được giữ bí mật với công chúng Mỹ, nhưng không thể giữ bí mật trước bộ đội Pathet Lào và Việt Nam. Ngày 12/1/1968, Việt Nam đã điều 4 máy bay Antonov-2 tấn công Lima85 bằng súng 57mm và súng cối 120mm tiêu diệt 4 lính địch, nhưng chưa thể phá hủy được căn cứ.

Ngày 22/1, một nhóm đặc công tinh nhuệ thuộc tiểu đoàn đặc công 41 Việt Nam, đã trèo lên những vách đá dựng đứng tưởng như không thể vượt qua, tại phía bắc của đỉnh Pa Thí mà không bị phát hiện và tìm ra con đường để thâm nhập vào căn cứ.

Vào đầu tháng 3, trung đội 33 người dưới sự chỉ huy của trung úy Trương Mực đã tập hợp gần ngọn núi cùng với 9 công binh. Nhóm đặc công được trang bị AK-74, súng cạc-bin SKS, thuốc nổ, lựu đạn cầm tay và 3 khẩu súng phóng lựu.

Ngày 11/3, lúc 6h tối một đợt pháo kích đã dọn mìn và đảm bảo an toàn cho đặc công thâm nhập vào Lima 85. Vài giờ sau, bộ đội thuộc trung đoàn 766 Pathet Lào tấn công vào quân Thái Lan, đang bảo vệ ở thung lũng xung quanh núi để nghi binh. 9h tối, đặc công ta đã trèo lên vách đá, chia làm 5 nhóm khác nhau để tấn công theo nhiều hướng.

Nhóm 1 và 2 tiến công diệt trung tâm chỉ huy, nhóm 3 và 4 sẽ chiếm các thiết bị của TACAN và khu vực hạ cánh, nhóm 5 là nhóm dự bị. Lima 85 đã phát tín hiệu cầu cứu, nhưng đại sứ Mỹ Sullivan quyết định không di tản trừ phi cuộc tấn công trở nên quá mạnh. Đến 8h sáng hôm sau, Sullivan mới điều trực thăng để di tản khỏi căn cứ.

Bộ đội đặc công đã thâm nhập vào 3h sáng hôm đó, hạ các lính gác và phá hệ thống TSQ-81, cùng máy phát điện bằng súng phóng lựu. Tên thiếu tá Clarence Barton chỉ huy căn cứ và nhiều binh lính tổ chức chống trả, nhưng đã bị đặc công ta tiêu diệt.
Tới 4h sáng, 3 nhóm đặc công đã chiếm được tất cả các mục tiêu. Chỉ có nhóm 4 chưa chiếm được mục tiêu, do hỏa lực địch chống trả quyết liệt. Nhiều tên lính Mỹ chạy trốn tới rìa bên kia vách đá, bị quân ta mai phục bằng lựu đạn. Chúng chống trả bằng súng trường và gọi hỗ trợ không kích vào vị trí quân ta.

Vào lúc bình minh, trực thăng Mỹ cùng cường kích A-1 Skyraider được tăng viện đến căn cứ, nhằm chiếm lại khu vực đặt ra đa TACAN. Mặc dù, đặc công ta vẫn chiếm giữ được khu vực, nhưng 5 nhân viên không lực và 2 điệp viên CIA vẫn đào thoát được khỏi ngọn núi này.

Cuộc tập kích của đặc công Việt Nam vào Lima 85 đã làm suy yếu chiến lược không kích của Mỹ vào Việt Nam và Lào. Đặc công ta đã tiêu diệt 42 lính Thái Lan, lính địa phương và 10 lính Mỹ. Cuộc chiến được giữ kín trong nhiều năm, do phải giữ bí mật về đường mòn Hồ Chí Minh.
buddy up - Những sự kiện thú vị trên thế giới
 
Last edited:

BuddyUp

Administrator
Staff member
Joined
20/7/24
Bài viết
1,496
Reaction score
0
Points
36
Một bức ảnh hiếm được chụp năm 1994 tại Trường Sa.

Các chiến sỹ Công binh Hải quân Việt Nam đang ngâm mình trong biển, dưới cái nắng rát bỏng đến "hoa mắt" của Trường Sa để xây dựng các công trình phòng thủ trên đảo. Trong quá trình xây dựng, dưới sự khắc nghiệt sóng gió nơi đảo xa, không ít chiến sĩ đã hi sinh và được chôn cất ngay tại đảo!
buddy up - Những sự kiện thú vị trên thế giới
 

BuddyUp

Administrator
Staff member
Joined
20/7/24
Bài viết
1,496
Reaction score
0
Points
36
VIỆT NAM ĐỘC LẬP - Một chiếc typo cực “nghệ” của Bác Hồ!!!

"Việt Nam Độc Lập" thổi kèn loa kêu gọi dân ta trẻ lẫn già đoàn kết vững bền như khối sắt để cùng nhau cứu nước Nam ta!
Ký hoạ của Nguyễn Ái Quốc trên báo Việt Nam độc lập ngày 21-8-1941
buddy up - Những sự kiện thú vị trên thế giới
 

BuddyUp

Administrator
Staff member
Joined
20/7/24
Bài viết
1,496
Reaction score
0
Points
36
“DÙ ĐÃ ĐI SAI ĐƯỜNG NHƯNG CÓ CHUNG DÒNG MÁU, XIN HÃY CHO CHÚNG TÔI ĐƯỢC PHÉP HY SINH ĐỂ BẢO VỆ ĐỒNG BÀO”

Chiến sĩ Nguyễn Trọng Đức từng là một lính Biệt động quân thuộc VNCH nhưng cũng là chàng trai thuộc Đoàn 7705 của Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia chiến đấu chống lại Khmer trên chiến trường Campuchia. Có hàng trăm, hàng ngàn những người lính như anh Đức… Người ta thường gọi các anh là “những con người hai màu áo”.

Ngày mà đồng bào ở An Giang bị tàn sát, nhiều anh em từng đi lính dưới chế độ cũ đồng loạt tình nguyện gia nhập các lực lượng đánh Khmer Đỏ. Nhiều người trốn quân dịch cũng xuất hiện, khai báo thành thật để được cầm súng. Nhiều người khóc rơi nước mắt vì giờ họ đã “chính thức” trở thành những con người có đúng đường lối, đúng mục tiêu và chiến đấu vì nhân dân đúng nghĩa… Họ có thể đã từng bị bắt ép tòng quân nhưng vào năm 1978 - 1979, họ sẵn sàng và can tâm tình nguyện!

Có chiến sĩ tên Phạm Ngọc Long từng “đội mũ đỏ” đã chuyển sang đội mũ cối, trở thành lính của Sư đoàn 330. Khi được phát quân phục, mắt anh đỏ hoe, bảo rằng nhiều bạn bè đồng trang lứa ở quê anh đã đội chiếc mũ này và nhiều người đã ngã xuống. Điều đáng buồn là chỉ vài ngày sau, anh hy sinh tại Takéo. Trước khi hy sinh, anh ôm chiếc mũ cối vào trong lồng ngực.

Trong Lữ đoàn 22 tăng thiết giáp có nhiều chiến sĩ “hai màu áo”. Thậm chí những người lái đã từng đối đầu nhau trở thành đồng đội của một kíp lái M113, M67 Zippo, M48… Và nhiều người đã cùng nhau gắn bó và hy sinh… Rất nhiều lính kỹ thuật tăng thiết giáp VNCH đã đồng hành cùng với phía bộ đội ta để bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị, xung phong ra chiến trận, không đòi hỏi cấp bậc, coi như là một hành động “bù đắp những sai lầm trong quá khứ”.

Sư đoàn không quân 372 đã thu dung rất nhiều phi công, cán bộ kỹ thuật có gốc VNCH. Đại tá Lê Hải, Trung đoàn 937 kể lại rằng có những phi công VNCH trả lời rằng họ chấp mọi hình phạt và quản chế, miễn làm sao ra trận trả thù cho đồng bào. Có phi công tên là Hùng lái A-37 thuộc VNCH trả lời rằng anh đã từng tham gia ném bom vùng giải phóng, nhưng sợ chỉ dám ném từ trên cao. Phi công Hùng mong muốn cho anh có có hội làm lại, đất nước đã hòa bình, không một kẻ nào được hại đồng bào cùng máu đỏ da vàng…

Anh hùng LLVT Nguyễn Văn Bảy từng chỉ huy hàng ngàn lính VNCH thu dung làm các nhiệm vụ vận tải đường không, kỹ thuật… Thậm chí, nhiều người được xét cho phép tham gia các nhiệm vụ trinh sát, thám báo, tấn công quân Khmer Đỏ. Đại tá Bảy nhớ có một anh lính trẻ đào tạo lái trực thăng UH-1 ở Philippines, chưa làm nhiệm vụ gì thì chiến tranh kết thúc, anh lính trẻ này nộp đơn xin được lái UH-1 để chuyển thương binh về TP. Hồ Chí Minh. Sau nhiều nhiệm vụ, anh lính này được trực tiếp tham gia chiến trường Campuchia và hy sinh ở Krong Battambang. Khi đưa thi hài của phi công này về, trong ngực áo của anh có tấm ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng đội anh chia sẻ rằng trong những ngày tham chiến, anh có đọc tiểu sử, câu chuyện của Bác và ước rằng sẽ một lần được ra thăm miền Bắc và cầu Hiền Lương.

45 năm từ chiến thắng Khmer Đỏ, một cuộc chiến tranh khốc liệt nhưng lại rất đặc biệt trong dân tộc ta… Những con người đã từng đối đầu nhau trở thành đồng đội, những con người từng “đội mũ đỏ” đã “đội mũ cối”. Những con người gạt đi quá khứ sử dụng phù hiệu "lôi hổ" để mang sắc phục người lính Quân đội nhân dân Việt Nam, ngồi trên C-130 hay EC-47 nhưng lại không nhắm vào những người “chung dòng máu” mà lại nhắm thẳng quân thù…

Tại nghĩa trang liệt sĩ Dốc Bà Đắc, họ nằm cạnh nhau, trở thành những người đồng đội, đồng chí…
buddy up - Những sự kiện thú vị trên thế giới
 

BuddyUp

Administrator
Staff member
Joined
20/7/24
Bài viết
1,496
Reaction score
0
Points
36
Một nhóm lính Pháp và Tây Ban Nha cùng với những người Việt ở một pháo đài, Đà Nẵng, năm 1859.
Buddy Up - Những sự kiện quân sự Việt Nam

Tiếng Anh:
A group of Franco-Spanish troops and Vietnamese civilians at a military fortress in Sơn Trà Peninsula, 1859.
[Ảnh được cho là của thuyền trưởng pháo hạm Mitraille là Paul Emile Berranger, lưu trữ tại thư viện Australia]
-----------------------------
Sau hơn 1 năm tấn công vào Đà Nẵng, liên quân Pháp-Tây Ban Nha không đạt được mục đích ban đầu là tấn công chiếm kinh thành Huế, lại bị thời tiết nắng nóng, bệnh dịch hoành hành, nên liên quân đã quyết định thay đổi chiến thuật, kéo quân vào Sài Gòn.
Tại Đà Nẵng, quân viễn chinh cũng tuyển mộ được chừng 3 đại đội lính người Việt, đây có lẽ là những người Việt đầu tiên đi lính cho Pháp.
Sau khi kéo quân vào Sài Gòn, Pháp và Tây Ban Nha đem theo khoảng 3.000 người Việt ,họ đều định cư tại Sài Gòn sau này.
--------------------------
TTheo nhật ký của trung úy Hải quân Pháp Henri de Ponchalon thì đây có lẽ là thành An Hải, trận đánh diễn ra ngày 6 tháng 2 năm 1859.
...Trong tháng 02 năm 1859, [lợi dụng tình hình] trong đợt đưa phần lớn quân số ở Đà Nẵng vào viễn chinh Sài Gòn, quân An Nam, với hy vọng không nghi ngờ gì nữa, muốn quét sạch chúng tôi ra khỏi Đà Nẵng, đã tăng gấp đôi hoạt động phản công và gần như tiến sát bờ biển.
Vào ngày 06 tháng hai [ Âm Lịch là mồng 4 tết Kỷ Mùi]
Để mừng năm mới, người An Nam đã thực hiện đợt tấn công đầu tiên. Buổi trưa, vào giờ ăn, tận dụng các thuyền chiến đấu tập trung quanh vị trí con thuyền nhỏ của Thiếu tá Faucon, chỉ huy các tiền đồn trên Sông Hàn, tất cả các ụ pháo và các pháo đài mới xây dựng của họ đồng loạt khai hỏa. Sau một khoảnh khắc bất ngờ, thuyền chiến của liên quân đã bắn phản pháo, thành An Hải và một pháo hạm cũng nổ súng. Tiếng đạn pháo cả hai bên nổ liên hồi. Cuối cùng, vào khoảng 1 giờ chiều, quân An Nam ngưng bắn.
 

BuddyUp

Administrator
Staff member
Joined
20/7/24
Bài viết
1,496
Reaction score
0
Points
36
Bước sang năm 1975, chiến sự ở Miền Nam đột nhiên chuyển biến mau chóng, Quân lực VNCH bắt đầu triệt thoái dần về phía Nam. Sang Tháng 4 thì chiến thắng của Cộng Sản đã cận kề. Nương theo đà thắng lợi của Cộng quân, “Nhóm Công Giáo Tiến Bộ” ở Sài Gòn bắt đầu hành động.
Thành phần của “Nhóm Công Giáo Tiến Bộ” đã kí tên vào bức tâm thư “Gởi Anh Chị Em Công Giáo Miền Nam Việt nam” (nội dung cáo buộc Đức Khâm Sứ Henri Lemaitre một số tội và đòi Ngài phải ra đi) gồm có 8 tổ chức:
Phong Trào Thanh Lao Công
Phong Trào Công Giáo và Dân Tộc
Đoàn Sinh Viên Dự Tập Dòng Chúa Cứu Thế (rất ít)
Nhóm Liên Tu Sĩ Trẻ (rất ít)
Phong Trào Công Giáo Xây Dựng Hoà Bình (ma)
Phong Trào Thanh Niên Công Giáo Đại Học (rất ít)
Tổng Đoàn Thanh Niên Công Giáo (ma)
Liên Đoàn Sinh Viên Công Giáo (rất ít)
Thực sự thì hầu hết các tổ chức kể trên chỉ có dăm ba thành viên, thậm chí chỉ là tổ chức ma mới “thành lập” hoặc là một người mà tham gia mấy tổ chức, nhưng đã được những kẻ giật dây nặn ra, cốt để gây thanh thế.
Hai thành phần chính yếu trong “Nhóm Công Giáo Tiến Bộ” là các linh mục và các sinh viên Công Giáo “tiến bộ”. Các linh mục “tiến bộ” gồm có:
Trương Bá Cần,
Huỳnh Công Minh,
Phan Khắc Từ,
Vương Đình Bích,
Thanh Lãng,
Chân Tín,
Nguyễn Ngọc Lan,
Nguyễn Nghị,
Nguyễn Thiện Toàn,
Trần Viết Thọ,
Nguyễn Quang Lãm,
Nguyễn Văn Hoà,
Hoàng Kim,
Nguyễn Văn Trinh,
Nguyễn Văn Huệ,
Đinh Bình Định...
Đông hơn cả là nhóm sinh viên Công Giáo “tiến bộ”. Những tay tranh đấu hung hăng nhất trong nhóm này là:
Nguyễn Văn Ngọc,
Đoàn Khắc Xuyên,
Nguyễn Xuân Hàm,
Vũ Sĩ Hùng,
Nguyễn Chí Thành,
Nguyễn Ziên Hồng,
Phạm Văn Phổ,
Nguyễn Văn Hồng,
Trịnh Viết Trung,
Dương Thị Hoè,
Phi Nga…
(Xem Công Giáo Miền Nam Việt Nam sau 30-4-1975 của Nguyễn Antôn. Dân Chúa xuất bản
1988. Trang 225).
Theo một Ông viết tiếp: “Trong cuốn ‘30 tháng 4’ do nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 1985, ký giả Võ Trần Nhã ccho biết Nguyễn Đình Đầu là người yểm trợ đắc lực lượng cách mạng
Chúng tôi chưa biết Nguyễn Đình Đầu có phải là đảng viên Cộng Sản hay không, nhưng chắc chắn ông ta là kẻ theo Cộng Sản..
Mục tiêu đấu tranh đầu tiên của “Nhóm Công Giáo Tiến Bộ” nhắm vào Đức Khâm Sứ Henri Lemaitre. Họ đòi trục xuất Ngài ra khỏi Việt Nam. Trục xuất Đức Khâm Sứ là đại diện của quốc gia Vatican, của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ tức là muốn cắt đứt liên hệ giữa Vatican với nước Việt Nam Cộng Sản, cắt đứt ảnh hưởng của Giáo Hội Mẹ với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Nhóm “Công Giáo Tiến Bộ” muốn chứng tỏ lòng thần phục đối với chính quyền Cộng Sản sắp được thành lập ở Miền Nam và muốn dâng công đầu tiên là thiết lập một Giáo Hội Công Giáo tự trị theo kiểu Giáo Hội Công Giáo tự trị bên Tầu Cộng.
Tranh đấu hoặc đánh phá phải có lí do. Không có thì phải tạo ra. Nhóm “Công Giáo Tiến Bộ” tố cáo Đức Khâm Sứ phạm nhiều tội.
Khởi đầu, nhóm này kí tên và phổ biến một bức tâm thư, không đề ngày tháng, nêu rõ lí do và mục tiêu đấu tranh như sau: “Khâm Sứ Henri Lemaitre là người trước đây đã hỗ trợ mạnh mẽ cho chính sách thực dân mới của Hoa Kỳ và cho chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu… Từ trước tới nay, các Khâm Sứ đã xen vào nội bộ của Giáo Hội Việt Nam quá nhiều trái với tinh thần Vatican 2. Giải thoát các Giám Mục MNVN cho khỏi áp lực và xâm lấn của Khâm Sứ Toà Thánh là giúp cho Giáo Hội Việt Nam được trưởng thành.” (Nguyễn AnTôn. Công Giáo Miền Nam Việt Nam sau 30-4-75. Dân Chúa xuất bản, 1988. Trang 218).
Trong một bản cáo trạng in roneo, LM Thanh Lãng quy kết: “Từ trước đến nay, ở Miền Nam có 5 vị Khâm Sứ Toà Thánh thì Đức Khâm Sứ Henri Lemaitre có thành tích bất hảo nhất vì tính chất thực dân, có đường giây điện thoại đỏ với Toà Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam và dính líu với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu” (Nguyễn AnTôn. Sđd. Trang 220).
Lúc ấy, trong Toà Khâm Sứ có Đức Kâm Sứ Henri Lemaitre, một linh mục phụ tá người Ba Lan và linh mục bí thư Trần Ngọc Thụ. Đức Khâm Sứ là mục tiêu “nhắm bắn” chính, còn linh mục phụ tá người Ba Lan và linh mục bí thư người Việt là mục tiêu phụ, đương nhiên 2 vị là những chứng nhân từ đầu đến cuối.
Để đạt mục tiêu trục xuất Đức Khâm Sứ, “Nhóm Công Giáo Tiến Bộ” đã tổ chức 3 cuộc biểu tình đấu tranh:
Lần thứ nhất: Ngày 02-4-1975, họ kéo tới biểu tình trước Toà Khâm Sứ đường Hai Bà Trưng. Họ đòi Đức Khâm Sứ phải ra đi. Đức Khâm Sứ Henri Lemaitre vẫn bình tĩnh, nhẫn nại và can đảm. Ngài từ chối yêu sách của nhóm tranh đấu và dứt khoát không rời khỏi Việt Nam nếu chưa có lệnh của Toà Thánh. Lúc này, Cộng Sản chưa chiếm được Sài Gòn, cho nên “Nhóm Công Giáo Tiến Bộ” chưa có hành động thô bạo.
Lần thứ hai: Ngày 14-5-1975, tức là lúc Miền Nam đã lọt vào tay Cộng Sản, nhóm đấu tranh tỏ ra hết sức hung bạo. Đi đầu là Nguyễn Phúc Khánh, bọn họ trèo tường đột nhập Toà Khâm Sứ, dùng búa đập bể ổ khoá cổng để đám đông tràn vào. Mấy tay xông xáo hơn đã trèo lên mái nhà căng biểu ngữ và hạ cờ Toà Thánh xuống. Bọn họ dùng lời lẽ của phường bất hảo để thoá mạ, hò hét. Mỗi lần hô “Đả đảo! Đả đảo!”, “Henri Lemaitre cút đi, cút đi…!” thì cả bọn đồng loạt giơ lên cao những nắm đấm, y hệt một hoạt cảnh bần cố nông đấu tố địa chủ ở Miền Bắc hồi 1954. Sau đó, họ dùng vũ lực xô đẩy Đức Khâm Sứ, linh mục phụ tá nguời Ba Lan và linh mục bí thư Trần Ngọc Thụ ra khỏi cổng Toà Khâm Sứ, rồi đóng cửa lại.
Trong đợt đấu tranh bạo động này, người ta nhận diện 3 linh mục nổi bật: LM Phan Khắc Từ xách động bên trong Toà Khâm Sứ, LM Huỳnh Công Minh chụp hình liên tục (để báo cáo), còn LM Thanh Lãng thì đứng bên kia đường để “lược trận”. (2)
Rập theo chủ trương của Cộng Sản là dùng bất cứ phương tiện nào miễn là đạt mục đích. Trong những lần đối thoại giữa đôi bên, những tay cầm đầu “Nhóm Công Giáo Tiến Bộ” bất chấp tất cả, đã dám đe doạ Đức Khâm Sứ: “…nếu Đức Khâm Sứ không chịu từ chức và ra đi, thì người ta bắt buộc phải dùng đến một biện pháp “rất đáng tiếc” (Nguyễn Antôn. Sđd. Trang 220).
Lần thứ ba: Tối ngày 03-6-1975, “Nhóm Công Giáo Tiến Bộ” lại tổ chức biểu tình tại Toà Khâm Sứ.
Lần này xẩy một sự việc đau lòng. Đó là khi nghe tin Toà Khâm Sứ lại bị “Nhóm Công Giáo Tiến Bộ” quậy phá, hàng ngàn giáo dân trẻ thuộc giáo xứ Bùi Phát kéo nhau đi giải vây cho Đức Khâm Sứ. Đoàn người bị bộ đội Cộng Sản ngăn chặn tại cầu Trương Minh Giảng, một giáo dân bị bắn chết, LM Vũ Bình Định, phó xứ Bùi Phát, bị bắt giữ.
Chiến dịch đánh phá của “Nhóm Công Giáo Tiến Bộ” đã lộ nguyên hình họ là những tên “Giu Đa bán Chúa” bởi vì hành động của họ tạo nên cái cớ rất tốt, rất đúng lúc để chính quyền Cộng Sản ra tay.
Thật vậy, ngay sáng hôm sau, ngày 04-6-1975, Bộ Ngoại Giao Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời MNVN đã mời Đức Khâm Sứ Henri Lemaitre đến để bảo cho biết: “Ngài nên lánh khỏi Việt Nam trong một thời gian, và càng sớm càng tốt, nếu không sự hiện diện của Ngài sẽ không còn được bảo đảm” (Nguyễn Antôn. Sđd. Trang 221). Theo ngôn ngữ ngoại giao phải hiểu đây là lệnh trục xuất. Đức Khâm Sứ phải lấy máy bay để rời khỏi Sài Gòn vào hôm sau, 05-6-1976.
Đức Khâm Sứ đi rồi, linh mục phụ tá người Ba Lan yêu cầu linh mục bí thư Trần Ngọc Thụ phải vào ở thường trực trong Toà Khâm Sứ để phụ với ông đối phó với tình hình mới.
Nghe biết tin này, từ Vatican, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Toà Thánh Jean Villot gửi cho Bộ Trưởng Ngoại Giao Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà MNVN một bức thư nói: “… rất đau lòng khi hay tin… và sẵn sàng mở những cuộc tiếp xúc cần thiết…” (Nguyễn Antôn. Sđd. Trang 222).
Sau khi Đức Khâm Sứ Henri Lemaitre rời Việt Nam, ngài được bổ nhiệm làm khâm sứ Toà Thánh ở Uganda, rồi ở nhiều nước Bắc Âu. Nhiệm sở cuối cùng của Ngài là ở Hoà Lan. Đức Khâm Sứ Henri Lemaitre nghỉ hưu năm 1997 và qua đời năm 2003.
Đức Khâm Sứ đi rồi thì ít lâu sau đến lượt vị linh mục phụ tá người Ba Lan. Chúng tôi không ghi nhận được thêm tin tức gì về vị linh mục phụ tá Đức Khâm Sứ, kể từ khi ông bị trục xuất khỏi Sài Gòn.
Người chủ Toà Khâm Sứ bị trục xuất. Vị linh mục phụ tá người Ba Lan cũng đã phải ra đi. Toà Khâm Sứ chỉ còn là cái xác nhà. Cha bí thư Trần Ngọc Thụ có thể trụ lại được không? Ra khỏi Toà Khâm Sứ, Cha Thụ có thể đi đâu? Dù ở đâu, Cha có được yên thân không để làm việc mục vụ?
Một sự thật sau này mới biết là Đức Khâm Sứ đã tiên liệu xin quốc tịch Vatican cho Cha Thụ từ trước, để hòng khi hữu sự. Quả đúng như vậy. Cha Thụ có quốc tịch Vatican nhưng Cha giấu mọi người. Cha vốn nổi tiếng kín đáo, không bao giờ tiết lộ những chuyện không cần tiết lộ. Nhưng mà giờ đây, việc phải đến đã đến. Đã đến lúc Cha phải quyết định đi hay ở. Cha không giấu kín được nữa. Dù còn vấn vương, không muốn ra đi thoát thân một mình, nhưng Cha phải tìm ra đáp số hợp tình hợp lí nhất cho việc ở hay đi.
Các đấng các bậc thân quen nói Cha nên ra đi. Bà con và tất cả mọi người thương ông, muốn ông được an toàn cho nên đã giục giã ông nên đi.
Cuối cùng, Cha Thụ quyết định ra đi.
Tại phi trường Tân Sơn Nhất, trước khi lên máy bay, đột nhiên có một viên chức thuộc Bộ Ngoại Giao của chính quyền Cộng Sản tới nói: “Chúc linh mục thượng lộ bình an. Sau này, nếu khi nào linh mục muốn trở về thì cứ cho chúng tôi biết!”
Đâu ngờ, đây là lần ra đi không hẹn ngày về của Cha Thụ.
Đúng là “nói dối như Vẹm!”, sau này, ở Roma, nhiều lần Cha Thụ xin visa tại Toà Đại Sứ CSVN để trở về thăm Việt Nam, thăm cố hương Phát Diệm, thăm mộ phần cha mẹ ở họ Đông Hoà, xứ Văn Hải, nhưng chưa bao giờ CSVN cấp giấy cho Cha.
Bù lại, vì ra đi nên sau này Cha Thụ mới có cơ hội làm nhiều việc quan trọng hơn cho GHCG hoàn vũ và cho GHCGVN.
*Trần Vinh
Ghi chú:
(1) Trong cùng thời gian này, nhóm “Công Giáo Tiến Bộ” phát động song hành 2 cuộc đấu tranh nhắm vào 2 mục tiêu: một là trục xuất Đức Khâm Sứ; hai là buộc Đức TGM Phanxicô Nguyễn Văn Thuận phải từ chức Phó Tổng Giám Mục Sài Gòn (do sắc phong của Toà Thánh ngày 25-4-1975). Nhiều sách vở đã kể về vụ Đức TGM Nguyễn Văn Thuận bởi vì Ngài quá nổi tiếng. Giáo Hội đang xúc tiến việc tuyên thánh cho Ngài. Ở đây, chúng tôi chỉ tường thuật vụ Đức Khâm Sứ, bởi vì chủ đề loạt chuyện của chúng tôi trong sách này là LM Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, bí thư Toà Khâm Sứ. Cha Thụ cũng là chứng nhân của các vụ việc xẩy ra liên quan tới Đức Khâm Sứ.
buddy up - Những sự kiện thú vị trên thế giới
 

BuddyUp

Administrator
Staff member
Joined
20/7/24
Bài viết
1,496
Reaction score
0
Points
36
NHỮNG THỜI KHẮC LỊCH SỬ

Tác giả: Nguyễn Văn Nọi

Những ngày cuối tháng 4 năm 1975, tôi đóng quân ở Đồng Xoài (Thủ phủ của Bình Phước bây giờ). Tôi tham gia chiến dịch HCM từ hướng Đông Bắc Sài Gòn. Tôi là pháo thủ số 3 trong một tổ cối 60ly của bộ đội địa phương. Tuy nhiên vì chiến dịch đang có những bước tiến thần tốc nên cối 60ly của chúng tôi không có cơ hội được sử dụng. Tôi được bổ sung hỗ trợ bốc vác vũ khí cho quân chủ lực, lần đầu tiên tôi thấy đạn cối 160ly và đạn pháo 130ly của quân đội ta, rất ấn tượng và tự hào. Đạn pháo 130 ly được tách đầu đạn và cát tút riêng, cả hai được để trong một thùng gỗ. Cả thùng gỗ chứa quả đạn và cát tút nặng khoảng 65kg. Bình thường, những người lính bốc hàng trên xe tải xuống phải tách riêng đầu đạn, cát tút, thùng đựng thành 3 chuyến. Tôi cứ vác cả thùng (65kg) từ xe đến kho tạm giữa rừng (khoảng 25-30m); chẳng hiểu sao lúc đó tôi lại khỏe như vậy. Thật ra là tôi ngại tách đầu đạn và cát tút vì lách cách quá nên mới khổ vậy chứ có ai bắt mình hay khen mình khi làm vậy đâu (chiến trường mà). Đồng Xoài khi đó chỉ toàn rừng và vài con đường đất ngang dọc chứ đâu có xầm uất như bây giờ.

Chiều 28 tháng 4 năm 1975, vừa bốc xong một chuyến xe chở cối 160ly thì chúng tôi nghe nhiều tiếng động cơ máy bay rất thấp trên bầu trời Đồng Xoài. Lúc đầu tôi tưởng máy bay địch phát hiện kho đạn chiến lược của quân chủ lực ở trong rừng Đồng Xoài nên bay tới bắn phá, tuy nhiên không thấy tiếng bom đạn và đến tối thì biết tin đó là các máy bay A-37 của Phi đội Quyết thắng do phi công Nguyễn Thành Trung bay dẫn đường vừa ném bom sân bay Tân Sơn Nhất. Chiến thắng đang cận kề rồi, mừng nhất là cả kho đạn khổng lồ trong rừng Đồng Xoài không được sử dụng.

Trưa 30 tháng 4 năm 1975, đang nằm trên võng nghỉ ngơi sau một buổi sáng bốc xếp đạn cối 160 ly thì tôi chợt nghe ai đó reo lên phía bên kia kho đạn: “Giải phóng Sài Gòn rồi! quân ta đã tiến vào dinh độc lập. Tổng thống Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng”. Mắt tôi chợt nhòa đi, đầu óc tôi khi đó bỗng trống rỗng. Tôi vẫn nằm im trên võng, tận hưởng không gian yên tĩnh của rừng già. Tôi nhìn bầu trời qua những kẽ lá, những hoa nắng lách qua những tán cây nhảy nhót xung quanh tôi. Tôi biết mình đã trải qua chiến tranh, tôi nghĩ về niềm vui sẽ được gặp lại mẹ tôi, được áp bàn tay đầy chai sạn của mẹ tôi lên má mình để mẹ tôi biết con mình còn sống và đã trở về với mẹ. Tôi nhớ tới hai liệt sỹ, đồng đội của tôi. Nguyễn Đức Thắng, K15 Vật lý, đại học tổng hợp Hà Nội và anh Trần Lê Vĩnh, kỹ sư nông nghiệp. Cả hai anh đều hy sinh ở mặt trận Quảng Đức cách ngày đất nước thống nhất không xa. Tôi nghĩ ngày được trở lại Giảng đường đại học, để tiêp tục xây dựng ước mơ giang dở bởi chiến tranh. Có lẽ đa phần các đồng đội của tôi vào trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975 đều có tâm trạng giống tôi, lặng lẽ tận hưởng thời khắc lịch sử chứ không ồn ào ăn mừng chiến thắng. Tôi lặng nhìn những kho đạn cối 160 ly và đạn pháo 130 ly ở quanh tôi. Tôi chợt rùng mình về hậu quả khủng khiếp nếu những kho đạn ở rừng Đồng Xoài này và nhiều kho đạn khác ở quanh Sài Gòn được xử dụng để tấn công những thành lũy cuối cùng của ngụy quân Sài Gòn nếu như chúng còn “Tử thủ”.

Thành phố Sài Gòn hầu như còn nguyên vẹn sau chiến dịch Hồ Chí Minh, nhân dân Sài Gòn hầu hết đều bình an sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đầu tháng 5 năm 1975, đơn vị tôi được đưa về sân bay Tân Sơn Nhất để hỗ trợ cho Ủy Ban Quân quản thành phố Sài Gòn. Tôi vui và cảm thấy hạnh phúc khi nhận được sự thân thiện, gần gũi, ấm áp của các bạn trẻ, của các anh trí thức, của các má, các chị trên các chuyến xe đò hoặc ngay trên đường phố Sài Gòn. Sài Gòn khi ấy thật mới lạ và cũng thật thân quen với các chiến sỹ giải phóng quân như tôi.

Những thời khắc lịch sử cách đây 50 năm không thể quên đối với một anh lính sinh viên như tôi. Chủ nhật này, 13/4/2025, tôi và hai mươi đồng đội của tôi thuộc trung đoàn 271 sẽ có cuộc hành quân thăm lại chiến trường xưa. Cuộc hành quân lần này sẽ bắt đầu từ ga Hà Nội, để nhớ về chuyến tàu chở chúng tôi vào Nam chiến đấu cách đây 53 năm tại sân ga Thường Tín - Cuộc chia ly màu Đỏ.

Hà Nội, 11/4/2025
N.V.N.
Buddy Up - Chân dung Việt Nam


Buddy Up - Chân dung Việt Nam


Buddy Up - Chân dung Việt Nam


Buddy Up - Chân dung Việt Nam
 

Bình luận bằng Facebook

Top Bottom